| Hotline: 0983.970.780

Khuyến cáo trồng rừng

Thứ Sáu 05/10/2018 , 15:07 (GMT+7)

Theo khuyến cáo mùa vụ trồng rừng của Tổng cục Lâm nghiệp, từ tháng 10 đến tháng 12 cơ bản đã kết thúc thời vụ trồng rừng tập trung ở các tỉnh phía Bắc (trừ những loài cây chịu lạnh, trồng ở độ cao trên 1.000m). 

15-20-28_vuon_giong_ti_tuyen_qung
Vườn giống tại Tuyên Quang

Đồng thời đang trong mùa vụ trồng rừng của các tỉnh miền Trung và rải rác tại một số tỉnh Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Cụ thể, tháng 10 có 30/60 tỉnh trong mùa vụ trồng rừng. Tháng 11 có 19/60 tỉnh trong mùa vụ trồng rừng. Tháng 12 có 15/60 tỉnh trong mùa vụ trồng rừng.

Một số loài cây trồng lâm nghiệp chính gồm cây mọc nhanh như keo, bạch đàn, mỡ, bồ đề, xoan, tông dù, tếch, muồng, xà cừ, trẩu… Cây bản địa lát hoa, sa mộc, vối thuốc, lim xanh, re gừng, thông nhựa, tống quá sủ, sao đen, chò chỉ… Cây lâm sản ngoài gỗ như sơn tra, quế, hồi, trẩu, trám, mây nếp, luồng, tre Bát độ, giổi xanh, mắc ca, cọ khiết, long não, dầu rái, bời lời đỏ… Cây trồng ven biển như bần, trang, sú, đước, mắm, cóc, tràm, phi lao…

Tổng cục Lâm nghiệp cũng khuyến cáo một số yêu cầu kỹ thuật về chuẩn bị cây giống cần bảo đảm số lượng và chất lượng tốt; kiểm soát, xác nhận nguồn gốc giống theo quy định. Xử lý thực bì, cuốc, lấp hố, trồng, chăm sóc, bón phân… đúng hướng dẫn kỹ thuật đối với từng loài cây. Căn cứ dự báo khí tượng thủy văn, các tỉnh cần chủ động chuẩn bị cây giống, hiện trường trồng rừng; tranh thủ trồng rừng vào những ngày râm mát, có mưa ẩm; không trồng vào những ngày khô hạn kéo dài hoặc mưa lũ lớn; trồng rừng ngập mặn vào thời điểm ít có gió mạnh, triều cường, sóng biển thấp và thủy triều rút.

Bên cạnh đó, cần chú ý công tác phòng trừ sâu bệnh hại đối với một số loài cây chủ yếu như bệnh lở cổ rễ, rơm lá thông, sâu róm thông; sâu ăn lá keo, mỡ, bồ đề, quế; bệnh khô lá sa mộc; khô lá, đốm lá thông; dế, mối, chuột ăn cây non, sâu kèn, bệnh phấn trắng và nấm Ceratosystis trên cây keo; virus thối rễ, mối, xén róc, dế ăn cây bạch đàn; thối cổ rễ, sâu ăn lá, đục quả sơn tra; thối măng, sâu vòi voi hại măng luồng, tre Bát độ; sâu trắng gây u bướu, con hà bám thân, cành cây trang, bần, sú, đước vòi, mắm; bệnh rỉ sắt cây tông dù, cọ khiết; sâu ăn lá, mối cây re, long não; sâu ăn lá, dế, mối ăn lá re, lát hoa; sâu vòi voi xanh hại trám; sâu đo hại lim xanh; sâu đục thân, rệp sáp, sâu ăn lá phi lao; bệnh thán thư bời lời; sâu cuốn lá, ve sầu hại sao đen; sâu đục thân xà cừ, dầu rái, long não; sâu ăn cây dầu rái, gõ đỏ…

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.