| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông không chỉ là kỹ thuật mà còn phải tìm kiếm đầu ra

Thứ Ba 11/06/2019 , 13:10 (GMT+7)

Trong thời buổi kinh tế thị trường thì sản xuất không khó bằng tiêu thụ.

Bởi vậy theo bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, nông dân nên làm tốt khâu sản xuất còn các khâu sơ chế, đóng gói, thu mua lẻ, vận chuyển đến siêu thị để HTX, doanh nghiệp đảm nhận. Có như vậy, nông sản an toàn mới cho giá trị gia tăng và tiêu thụ ổn định...
 

Tỷ lệ tiêu thụ qua chuỗi còn thấp

Hà Nội có diện tích đất tự nhiên 335.859 ha trong đó có trên 197 nghìn ha đất nông nghiệp được phân bố trên địa bàn của 17 huyện, thị xã và 6 quận. Nhằm giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản và an toàn thực phẩm cho người dân trong thời gian qua, thành phố đã có những nỗ lực trong việc kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ và người sản xuất nông sản ngày bằng nhiều hình thức nhưng kết quả chưa được lan truyền rộng rãi.

09-47-28_nh_1
Xúc tiến sản phẩm nông nghiệp tại hội nghị.

Một số chương trình, đề án, dự án như: “Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020”, “Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016, “Đề án phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao”;

Đào tạo, tập huấn kiến thức về kỹ thuật, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm cho các đối tượng tham gia chuỗi; Hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi; Hỗ trợ xây dựng các điểm bán và giới thiệu sản phẩm; Hỗ trợ thí điểm cho một số chuỗi chuỗi áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi bằng mã QR, từ đó giúp các chuỗi minh bạch quá trình sản xuất, tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm...

Đặc biệt thường xuyên phối hợp với Hội Người tiêu dùng, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo, tham quan nhằm thay đổi nhận thức và tư duy về thực phẩm an toàn, từng bước giúp các chuỗi tiếp cận với người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.

Phổ biến, tập huấn cho cơ sở các tài liệu, danh mục vật tư đầu vào, hướng dẫn hồ sơ ghi chép nhật ký sử dụng thuốc BVTV, biên bản kiểm tra chéo… Các vùng sản xuất đều tổ chức phân nhóm, hoạt động kiểm soát chéo nhau nên nông dân thay đổi tập quán canh tác và sử dụng thuốc BVTV.

Thành phố đã duy trì và phát triển 121 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ trong đó có 52 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và 69 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật; Thí điểm cấp 11 giấy xác nhận cho 11 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 19 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn.

Có thể đến nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình như lúa gạo chất lượng cao Tam Hưng, Thanh Oai với gần 2.700 hội viên và tổng diện tích đất nông nghiệp 730 ha trong đó diện tích sản xuất lúa lúa hàng hoá 400 - 500 ha, chủ đạo là giống lúa Bắc thơm số 7 và nếp cái hoa vàng, đã được cấp nhãn hiệu tập thể “Gạo thơm Bối Khê”.

Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua chuỗi giá trị vẫn khá thấp, chỉ chiếm trên dưới 10%. Phần lớn nông dân thậm chí cán bộ trong ngành, phòng ban chuyên môn, lãnh đạo địa phương còn mơ hồ hoặc hiểu chưa đúng về chuỗi giá trị dẫn đến liên kết với các tác nhân khác còn lỏng lẻo, thiếu bền vững, được giá thì bán ra ngoài, mất giá thì bán theo hợp đồng cho doanh nghiệp...

Mô hình chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ của trang trại Hoa Viên, xã Yên Bình, Thạch Thất với hơn 10 ha sản phẩm “Rau sạch đại ngàn” được trồng và chăm sóc theo quy trình sản xuất rau hữu cơ. Có 5 nhãn hiệu được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể gồm gà đồi Ba Vì, gà Mía Sơn Tây, gà đồi Sóc Sơn, vịt cỏ Vân Đình và trứng vịt Liên Châu.
 

Những giải pháp từ thực tế

Ưu thế đặc biệt của Thủ đô cũng như sự phát triển nhanh chóng của Hà Nội trong thời gian qua, các địa phương đều nhận thấy được khả năng, cơ hội liên kết, hợp tác rất lớn với Hà Nội trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là việc cung ứng, tiêu thụ sản phẩm địa phương.

Ngược lại, những thế mạnh của các tỉnh, thành phố mở ra cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư, đồng thời bổ sung cho Hà Nội những sản phẩm nông sản chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô.

Chính vì thế, Hà Nội đã chủ động triển khai các hoạt động: Tổ chức hội nghị xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản 21 tỉnh, thành phố trong ban điều phối chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn cho Hà Nội; Giới thiệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Hà Nội kết nối với các cơ sở sản xuất của các tỉnh, thành phố, giới thiệu hệ thống phân phối nông sản tại Hà Nội. Qua đó đã có nhiều biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa các doanh nghiệp được ký kết...

Quay trở lại với nội tại sản xuất của Hà Nội, quy mô nhỏ lẻ của các hộ gia đình, chưa chú trọng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do vậy khả năng cạnh tranh thấp, giá cả không ổn định, thị trường còn hạn hẹp khiến ngành nông nghiệp ở đây còn đang đứng trước những thách thức không nhỏ.

09-47-28_nh_2
Giới thiệu sản phẩm chăn nuôi đến khách hàng.

Để phát triển các chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông sản của Hà Nội, theo đại diện của Trung tâm Khuyến nông thành phố, cần phải thực hiện một số giải pháp sau: Tăng cường hợp tác các tỉnh, thành phố, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm, thủy sản an toàn. Đưa sản phẩm an toàn, đặc sản vùng miền phục vụ người tiêu dùng thủ đô. Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức các hội chợ, tuần lễ giới thiệu, xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn và quảng bá sản phẩm an toàn. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HTX. Kết nối các doanh nghiệp thực hiện liên kết với HTX để đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm, cơ chế chính sách liên quan đến liên kết chuỗi tới người sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Hướng dẫn người tiêu dùng nhận diện, lựa chọn và ủng hộ sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm theo chuỗi.

Tăng cường công tác thông tin về thị trường, thông tin về sản phẩm và cơ sở sản xuất tốt của Hà Nội và các địa phương phục vụ công tác kết nối giao thương.

Bên cạnh đó tăng cường tuyên truyền quảng bá sản phẩm và nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tiếp tục duy trì và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản đảm đảm đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất