| Hotline: 0983.970.780

Kì thi 2 trong 1 bộc lộ nhiều hạn chế!

Thứ Tư 25/07/2018 , 08:26 (GMT+7)

Sau khi có điểm của kì thi THPT Quốc gia năm nay thì chúng ta đã nhìn thấy có nhiều điểm bất cập. Nếu như không có điểm xét học bạ thì gần một nửa số thí sinh rớt tốt nghiệp.

Nhiều tỉnh khi tham gia kì thi học sinh giỏi quốc gia đứng gần như chót bảng thì kì thi này lại được xếp thứ hạng ngất ngưởng ở tốp đầu.

Có những tỉnh điểm thi bỗng nhiên cao bất thường đã trở thành nghi vấn khiến Bộ GD- ĐT phải vào cuộc chấm thẩm định. Kì thi 2 trong 1 đã và đang bộc lộ rất nhiều hạn chế trong thời điểm hiện tại, liệu chúng ta có nên duy trì trong những năm tiếp theo nữa hay không? Vì sao điểm thi thấp vẫn có tới 97,57% thí sinh đỗ tốt nghiệp?

Nhìn vào bảng phổ điểm năm nay, một điều hiện hữu mà ai cũng nhìn thấy là điểm trung bình các môn thi đa phần đều rất thấp. Môn Vật lý 4,97; Hóa học 4,87; Sinh học 4,54; Lịch sử 3,79; Địa lý 5,46; Giáo dục công dân 7,13; Toán 4,86; Ngữ văn 5,45; Tiếng Anh 3,91. Như vậy, chỉ có 3/9 môn có điểm trung bình trên 5,0 điểm.

Tuy nhiên, dù điểm thi thấp là vậy nhưng với công thức tính điểm xét tốt nghiệp hiện hành thì tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp cao, là điều đương nhiên vì điểm trung bình lớp 12 của học sinh đã rất cao. Hơn nữa, cách thi hiện nay 8/9 môn là trắc nghiệm thì rất khó rớt tốt nghiệp trừ những em bị điểm liệt mà thôi.

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao điểm học trên lớp các em đươc tổng kết cao nhưng khi thi lại bị điểm thấp như vậy? Phải chăng là các em đang “thực dụng”, chỉ tập trung vào những môn cho khối thi của mình để đỗ ĐH, còn những môn làm cơ sở để xét tốt nghiệp thì chỉ cần phấn đấu qua điểm liệt?

Hay chính cách cho điểm của các nhà trường đang đua nhau nâng khống điểm cho học trò để chạy theo thành tích khiến cho học sinh thờ ơ với các môn học không phục vụ cho mục đích của mình vì các em ỷ lại phần điểm học bạ đã được thầy cô, nhà trường "phóng tay" cho điểm?

Dù rằng kì thi 2 trong 1 đang thực hiện đúng chủ trưởng của Đảng và Nhà nước, đang giảm được áp lực cho thí sinh, ngân sách Nhà nước và phụ huynh nhưng rõ ràng đang đặt ra nhiều câu hỏi về tính trung thực về cách cho điểm của các nhà trường, các địa phương nhằm hướng tới tỉ lệ tốt nghiệp cao ngất ngưởng.

Hàng chục ngàn điểm liệt trong 9 môn thi đang là dấu hỏi lớn cho cách đánh giá chất lượng học tập hiện nay của các nhà trường phổ thông? Tại sao cũng là môn học đó nhưng khi học ở trường thì nhiều em học sinh đạt được điểm trung bình, thậm chí là khá mà khi thi lại bị điểm liệt? Liệu có sự nương tay trong khâu coi thi, chấm bài?

Nhìn vào bảng xếp hạng kì thi THPT Quốc gia năm nay, chúng ta thấy có sự xáo trộn về thứ hạng so với mọi năm rất nhiều. Một số tỉnh có truyền thống hiếu học và thường xuyên được xếp ở thứ hạng cao thì năm nay lại “bật” khỏi tốp 10, thậm chí là tốp 20 như: Bắc Ninh (hạng 24); Hà Tĩnh (25); Hà Nội (26); Nghệ An (42); Đà Nẵng (43); Thanh Hóa (49)…

Việc Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh; Đà Nẵng… không lọt vào tốp 20, phải nằm ở tốp giữa, thậm chí là gần cuối bảng xếp hạng khiến chúng ta hoài nghi về cách coi thi, chấm thi. Vẫn biết so sánh nào cũng khập khiễng nhưng vẫn nhận thấy có điều gì đó bất ổn. Những nghi ngờ của chúng tôi có thêm niềm tin hơn khi vụ nâng khống điểm ở các tỉnh bị phanh phui.

Vậy có nên duy trì kì thi 2 trong 1? Kì thi 2 trong 1 hiện nay không còn là giải pháp tối ưu cho nền giáo dục nước nhà. Bởi việc công nhận tốt nghiệp cho học sinh lớp 12 cần trao về cho các Sở GD- ĐT hoặc Bộ chỉ nên “ôm” kì thi tốt nghiệp.

Thực tế, việc công nhận tốt nghiệp THPT dù bằng hình thức thi, xét tốt nghiệp hay kết hợp cả 2 như hiện nay vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và cuối cùng thì năm nào cũng gần 100% thí sinh đậu tốt nghiệp. Trong khi kết hợp 2 mục đích trong 1 kì thi sẽ gây khó khăn cho việc tuyển sinh của các trường ĐH. Bởi, thực tế cách coi thi, chấm thi "chín người mười hướng" vẫn có những điểm chênh nhất định, mà Hà Giang đang là minh chứng cho hiện tượng tiêu cực.

Bộ GD- ĐT và các trường đại học cần hướng tới việc làm tốt công tác tuyển sinh đầu vào cho các trường ĐH để đảm bảo được chất lượng là điều cần thiết nhất. Bởi, dù cố gắng đến đâu thì Bộ cũng không đủ nhân lực rải đi đến các hội đồng coi thi, chấm thí của 63 tỉnh, thành để giám sát sát sao được. Vì vậy, ai có thể đảm bảo kì thi THPT Quốc gia được tiến hành nghiêm minh trên toàn quốc?

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.