| Hotline: 0983.970.780

Kiatisuk – Người bẻ cong lịch sử bóng đá Việt

Thứ Năm 31/12/2020 , 19:59 (GMT+7)

Từng khiến Thể Công xuống hạng và chặn luôn đường Lee Nguyễn khoác áo ĐTVN, Kiatisuk hẳn còn mang nhiều bất ngờ nữa trong lần thứ ba tới V-League.

Sự nghiệp cầm quân của Kiatisuk được nhớ đến nhiều nhất là khi dẫn dắt các đội tuyển Thái Lan.

Sự nghiệp cầm quân của Kiatisuk được nhớ đến nhiều nhất là khi dẫn dắt các đội tuyển Thái Lan.

Quân cờ của bầu Đức

Câu chuyện đáng chú ý nhất trước khi V-League 2021 khởi tranh chính là màn tái ngộ giữa bầu Đức, Kiatisuk và Lee Nguyễn.

Cả ba từng chung chiến tuyến HAGL hồi 2010, được kỳ vọng giúp đội bóng phố Núi trở lại ngôi vô địch, nhưng rồi khi mùa giải khép lại, mỗi người một ngả. Kiatisuk về Thái Lan, Lee xuôi về Bình Dương rồi trở lại Mỹ, bỏ mặc bầu Đức dang dở với những viên gạch đầu tiên cho lò Arsenal JMG.

Để hiểu rõ thêm những ngoắt nghéo trong quan hệ giữa Kiatisuk và Lee Nguyễn, cần nhắc lại vị thế của hai người ở HAGL.

Ở sân Pleiku, “Zico Thái” là một tượng đài, nhờ công giúp CLB thăng hạng rồi vô địch V-League hai năm liên tiếp sau đó. Với bóng đá Việt Nam, Kiatisuk ảnh hưởng một cách gián tiếp khi thúc đẩy nhiều cầu thủ Thái sang nước ta chơi bóng.

Chính nhờ được cọ xát với những cầu thủ hàng đầu xứ Chùa vàng, Việt Nam có tiền đề để hạ bệ đối thủ rồi đăng quang AFF Cup 2008. Nếu đem so với “vua” Kiatisuk, Lee Nguyễn mới chỉ cỡ “hoàng tử”. Anh ghi 9 bàn và có 12 kiến tạo trong mùa đầu tiên, nhưng HAGL chỉ an phận ở giữa bảng xếp hạng.

Vị thế thua sút nhưng tiềm năng của Lee lại nhỉnh hơn đàn anh. Lee từng ăn tập ở CLB Hà Lan là PSV  danh tiếng, được HLV hiện tại của Barca Ronald Koeman chỉ dạy, và ấp ủ giấc mơ chơi bóng châu Âu. Cuối 2008, ở tuổi 22, Lee tìm đến HAGL như một cách đi đường vòng để tới Arsenal, đối tác lúc ấy của bầu Đức.

Tiền vệ sinh năm 1986 chấp nhận lên phố Núi, đổi lại anh sẽ một tháng ăn học tại CLB hàng đầu châu Âu khi hết mùa 2009. Nếu HLV Arsene Wenger “chấm”, Lee được phép rời Pleiku. Điều khoản này cộng với mức lương gấp rưỡi Kiatisuk thời là cầu thủ, Lee không thể chỉ là ngôi sao một mùa trong mắt bầu Đức.

Trong thâm tâm, HAGL không muốn chịu bất cứ nguy cơ nào mất Lee Nguyễn. Bước đầu, họ giảm thời gian ăn tập của Lee tại Arsenal xuống một nửa, chỉ còn gần ba tuần. Nhưng khi Arsene Wenger nhận xét tiền vệ này “có tố chất” và “phù hợp với Arsenal”, bầu Đức như ngồi trên lửa.

Ông chủ HAGL lo lắng không thừa bởi lý do đội bóng Anh từ chối Lee chỉ bởi anh “không nổi trội so với cầu thủ đội B”, hay nói thẳng ra là chuyện tài chính. Lời từ chối ấy tựa như một câu động viên đến Lee, rằng nếu không chơi được cho Arsenal, anh vẫn có thể mơ đến những CLB hạng trung nếu được trao cơ hội.

Các giải bóng đá chuyên nghiệp Anh có quy định ngặt nghèo về giấy phép lao động. Với những cầu thủ đến từ nền bóng đá hạng trung như Lee Nguyễn, anh buộc phải chơi ít nhất 70% số trận cho ĐTQG trong vòng hai năm để được chơi bóng tại Anh. Ở tuổi 22, Lee rất khó hoàn thành mục tiêu ấy nếu đầu quân cho đội tuyển Mỹ, nhưng Việt Nam thì dư sức.

Vào khoảng 2009, nhiều cầu thủ ngang thậm chí kém tuổi Lee đã là trụ cột ĐTVN như Minh Châu, Đình Đồng, Vũ Phong, Thành Lương, Trọng Hoàng. Nếu nuôi mộng đến Anh, cống hiến cho ĐTVN gần như là lựa chọn số một và duy nhất với tiền vệ Việt kiều. Quyết định chuyển sang Bình Dương sau khi rời HAGL đầu năm 2010 có lẽ là minh chứng rõ nhất cho dự đoán này về Lee Nguyễn.

Nếu để Lee toại nguyện, bầu Đức có thể thua lỗ trong vụ làm ăn này. Là một người kinh doanh, không khó để ông nhận ra những uẩn khúc ấy và quyết định rước “vua” về để chỉ bảo “hoàng tử”, ngay sau khi Lee du học trở về.

Không biết câu chuyện nơi hậu trường như nào, Kiatisuk có phải chịu chỉ đạo nào không, nhưng ngay vòng đầu tiên mùa 2010, Lee ngồi ngoài.

Vòng thứ hai, anh vào sân từ ghế dự bị, lúc thế trận đã an bài. Đến vòng thứ ba, xung đột nổ ra. Lee từ chối vào sân khi được Kiatisuk yêu cầu khởi động. Hai bên bêu riếu nhau trên mặt báo, trong đó Lee khẳng định mình không sai bởi ông thầy người Thái đã hứa giúp anh trở thành “số một Đông Nam Á”.

Không giữ được cả Lee Nguyễn, lẫn Kiatisuk sau năm 2010, nhưng bầu Đức lại có chữ tín trong thương vụ làm ăn với tiền vệ người Mỹ do câu chuyện bây giờ được quy hoàn toàn cho chuyên môn. Nước tính sai của ván cờ này có lẽ nằm ở phản ứng quá mạnh của Lee.

Anh không thể chấp nhận thực tế là, ngay cả cơ hội thành tuyển thủ Việt Nam cũng ngoài tầm với, mà không có lời giải thích thỏa đáng. Còn Kiatisuk, dù thành tích sân cỏ không đáp ứng kỳ vọng, “Zico Thái” một lần nữa chứng tỏ vị thế tối cao dưới trướng bầu Đức.

Kiatisuk chụp ảnh cùng người hâm mộ Thái Lan trước khi bay sang Việt Nam.

Kiatisuk chụp ảnh cùng người hâm mộ Thái Lan trước khi bay sang Việt Nam.

Tiễn biệt Thể Công

Nếu lùm xùm với Lee Nguyễn, sau 10 năm vẫn chìm trong nhiều dấu hỏi, thì câu chuyện giữa Kiatisuk với Thể Công rõ ràng hơn nhiều. Trước vòng cuối V-League 2004, HAGL hơn đội nhì bảng Nam Định hai điểm và cần ít nhất một trận hòa ở Hải Phòng để chắc chắn vô địch.

Với lực lượng vượt trội, suốt hiệp một họ tấn công ào ạt như thể ăn tươi nuốt sống nhưng sau giờ nghỉ, gió đổi chiều.

Tin từ sân Vinh báo về, SLNA đã mở tỷ số vào lưới Nam Định. Điều ấy có nghĩa là kể cả thất trận, HAGL cũng đăng quang. Đến giữa hiệp hai, SLNA có thêm bàn nữa và gần như "giúi" ngôi đầu vào tay đội bóng phố Núi.

Trong bối cảnh như thế, thật khó để yêu cầu HAGL giữ được nhiệt. Thậm chí khi bị dẫn 0-1 và được hưởng phạt đền, Kiatisuk cũng chẳng buồn sút vào. Bằng cái đầu tinh ranh, cựu tiền đạo Thái Lan hiểu cần phải làm gì trước sức ép của một vạn khán giả Lạch Tray.

Ông chạy đà như bao lần ghi bàn khác, nhưng lại sút như thể sợ bóng đau để thủ môn Đặng Tuấn Điệp dễ dàng ôm gọn. Hết trận, Kiatisuk tươi cười lên nhận Cầu thủ xuất sắc nhất giải trong những tràng pháo tay tán thưởng của CĐV đất Cảng.

Quả 11m định mệnh ấy cứu Hải Phòng nhưng lại trực tiếp đẩy tên tuổi lừng lẫy của bóng đá nước nhà - Thể Công xuống hạng. Dù thắng 2-1 tại Đà Nẵng, đội bóng áo lính không thu hẹp được khoảng cách hai điểm với Hải Phòng xếp trên, và đành ngậm ngùi xuống hạng Nhất.

Nhiều trụ cột dứt áo Thể Công sau đó, đến nỗi mà tận bây giờ, nhiều người yêu mến Thể Công vẫn tin là nếu Kiatisuk đá thật, chưa chắc Thể Công đã một đi không trở lại, rồi giải thể vào năm 2009.

Thời điểm ấy, dù khó khăn, Thể Công vẫn kiên cường giữ bản sắc chỉ dùng cầu thủ nội và không đặt thương hiệu của nhà tài trợ bên cạnh tên CLB. Nhưng khi rớt hạng V-League, họ buông xuôi. Từ 2010, “hồn Thể Công” ăn nhờ ở đậu Thanh Hóa, còn một phần “xác Thể Công” tụ lại ở Trung tâm bóng đá Viettel để làm lại từ đầu. 

Ngày Kiatisuk tiễn Thể Công xuống hạng 16 năm trước, có lẽ ông không ngờ sẽ phải đọ sức một “Thể Công mới” - giờ là Viettel - vừa vô địch V-League.

Khi “trảm” Lee Nguyễn, huyền thoại bóng đá Thái Lan cũng chẳng mong học trò cũ giờ đầu quân cho TP.HCM, một trong số những ứng viên vô địch mùa 2021. Tuy nhiên, Kiatisuk chưa bao giờ đến Việt Nam chỉ vì chuyên môn.

Chính bầu Đức đã đôi ba lần bóng gió rằng “Chỉ cần gọi là ‘Sắc’ đến ngay”. Với một quan hệ vượt trên mức ông chủ - nhân viên như vậy, Kiatisuk sẽ chẳng ngại ngần nếu có một cơ hội nữa “bẻ cong” lịch sử bóng đá Việt.

Xem thêm
Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 với vai trò Đại sứ văn hóa đọc TP Hồ Chí Minh.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm