| Hotline: 0983.970.780

Kiếm ăn trên sự hâm mộ của xã hội

Thứ Sáu 06/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Thay vì cho chữ, đến hẹn lại lên, nhiều ông đồ cắp tráp ra ngồi chình ình ở Văn Miếu để kinh doanh. Kiếm ăn dựa trên sự hâm mộ của xã hội về một phong tục truyền thống là xin chữ đầu năm, đã thành... nghề!/ Khi 89% “ông đồ” viết sai chữ!

Không có Tâm thì Đăng khoa cái nỗi gì?

Câu chuyện được nhà thư pháp Vô Công tức TS Phạm Văn Ánh (Viện Văn học) tiết lộ với báo chí rằng cuộc sát hạch ông đồ năm 2015 do Trung tâm Hoạt động văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám và Trung tâm UNESCO thư pháp tổ chức, có tới 70% các ông đồ đã không vượt nổi vũ môn trong kỳ thi đầu tiên để được quyền cho chữ tại Văn Miếu vào xuân Ất Mùi.

Ở kỳ thi thứ hai khoảng 50% thí sinh đã trượt. Theo thể lệ, mỗi đề thi gồm 8 chữ, 4 chữ Hán và 4 chữ Nôm. Ông nào không viết được chữ Hán thì có thể chuyển sang chữ Nôm.

Về nội dung đề thi, TS Phạm Văn Ánh nói: “Tuyền chữ dễ thôi. Thế mà sai tóe loe. Nếu chấm chặt có khi chỉ 10% thi đỗ”.

Thông tin này với những người quan tâm hẳn sẽ không ngạc nhiên. Ông đồ văn hay chữ tốt, y phục xứng kỳ đức nay vãn quá. Thay vào đó là những ông đồ... bịp!

Có năm ra Văn Miếu, tôi theo chân nhà báo Nguyễn Như Phong, Tổng Biên tập Báo Năng lượng mới (Petrotimes) được chứng kiến cảnh tượng hy hữu. Một cậu học trò lớp 12 đến gian của ông đồ già xin chữ. “Ông cho cháu xin chữ Đăng khoa ạ”, cậu học trò lễ phép.

Ông đồ chấm bút vào mực, đoạn tô chữ lên trang giấy hồng điều. Thoáng nhìn thấy “Một vành trăng khuyết, ba sao giữa trời” (chữ Tâm), tay lại đưa “trái cựa”, tôi đưa mắt nhìn sang nhà báo Nguyễn Như Phong, thấy ông cũng đang cười tủm tỉm đầy vẻ hàm tiếu.

“Cháu xin chữ Đăng khoa kia mà, sao ông lại viết chữ Tâm”. Thì ra, cậu học trò này cũng biết mặt vài chữ Hán quen thuộc. “Mày không có Tâm thì Đăng khoa cái nỗi gì?”, ông đồ già vặc lại.

“Văn Miếu nhà thái học chật cứng sĩ tử cũng như chúng tín xin chữ cầu may. Việc này, dẫn đến các cụ ngoài Hồ Văn viết được rất ít (treo niêu). Ai cũng biết, các cụ thi trượt, được vớt vào cho đủ chiếu thì ai dám nhờ các cụ, dù rằng, nhiều cụ râu tóc bạc cả. Nhưng khi niềm tin đã cạn, thì chả tin vào chữ các cụ nữa”. (Nhà thư pháp Thiền Phong - Phạm Văn Tuấn chia sẻ).

“Đưa tiền đây”, miệng nói, tay ấn tờ giấy có chữ Tâm đen còn ướt mực vào tay cậu bé, ông đồ già lộ diện một kẻ dốt đặc cán mai. Ném lại tờ 100.000 đồng, cậu học trò tay không rảo bước qua khỏi phố ông đồ.

Chớ để hình thức bề ngoài lừa bịp

Tôi có thú hay la cà, vui đâu chầu đấy. Cứ đến ngày Ông Táo là lại la cà ra vỉa hè Văn Miếu để thù tạc với những ông đồ 8x và các thư hữu đồng đạo của họ, vui đón chúa Xuân. Anh hùng các miền tao ngộ, thi phú ứng đối và “võ công” thư pháp cũng thi triển để có dịp nỡm các ông đồ dốt đặc cán mai.

Về sự kính lão thì cánh ông đồ trẻ cũng rất tôn kính. Nhưng nhìn mãi những việc bịp bợm của các vị thì cũng phải lên tiếng, chẳng lẽ để chữ nghĩa thánh hiền mới được chút hồi sinh đã rơi ngay vào mạt pháp?

Có nhà thư pháp từng cảm thán bằng câu trào phúng: “Thời nay chữ nghĩa hết thiêng/ Mua xong, giữ lại, ra giêng nhóm lò”. Chỉ quanh hồ Văn Miếu, cũng là đủ thứ khúc khích liệt truyện về chữ nghĩa.

Một ông đồ 8x, đưa bút tả lên giấy hồng điều 5 chữ để tặng ông đồ già: “Kỳ diện nhược nguyệt luân”. Nhận được 5 chữ theo lối Khải thư đó, ông đồ chắc cũng loay hoay đánh vật vã mồ hôi trán mà không hiểu ý người tặng viết gì.

18-21-19_img_0021
Ông đồ trẻ cho chữ tại Văn Miếu

Ông đồ này đành phải hỏi một vị cao niên tại Viện Hán Nôm. Vị này cũng chưa hiểu được ý người viết, liền cho hỏi học trò. Cánh ông đồ 8x được dịp phá lên cười.

“Thưa thầy, chữ Nguyệt và chữ Luân ghép lại thành chữ....”. Nghe đến đây, vị kia cười khà lắc đầu chịu thua đám đồ đệ tinh quái đã ví khuôn mặt ông đồ già dốt chữ với vị trí nằm ở trung tâm ngã ba sung sướng của phái đẹp!

Tinh nghịch là vậy nhưng các ông đồ trẻ lại rất kính trọng và lễ phép với các cụ đồ thực học. Bởi vậy, những cuộc giao đãi giữa hai thế hệ cách xa về tuổi tác vẫn rất vồn vã. Bên cạnh những ông đồ 8x như Chuyết Chuyết - Trần Trọng Dương, Thiền Phong - Phạm Văn Tuấn, Tiểu Hạng - Nguyễn Trung Hoàng Long, Ái Châu - Lê Quốc Việt, Tiếu Chi - Nguyễn Hữu Sử... là các cụ đồ Nguyễn Như Phách, cụ đồ Nguyễn Văn Lục...

Cụ đồ Nguyễn Như Phách thư thả dừng bút cảm thán. “Hậu sinh khả úy quả không sai. Các ông đồ trẻ bây giờ được học hành bài bản, lại thêm sự cần cù, vươn lên, hơn hẳn lớp chúng tôi”.

Một người bạn tôi từng viết trên facebooks một câu, đại ý: “Có những người ngu dốt ngày nay lại hay để râu để tóc bạc phơ bên ngoài nhằm che đậy cái tư cách hèn hạ và mớ kiến thức lõm bõm cóp nhặt ở trong”, tôi lại nghĩ ngay đến những ông đồ rởm, ông đồ bịp ngoài Văn Miếu. Vậy nên, người có con mắt xanh thì chớ để hình thức bề ngoài lừa bịp.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm