| Hotline: 0983.970.780

Kiềm chế lạm phát: Mục tiêu số 1

Thứ Sáu 25/02/2011 , 09:26 (GMT+7)

Chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, TP, hôm qua (24/2), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, kiềm chế lạm phát phải là ưu tiên hàng đầu, song hành với đó là Chính phủ và các địa phương cần chủ động thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, TP, hôm qua (24/2), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, kiềm chế lạm phát phải là ưu tiên hàng đầu, song hành với đó là Chính phủ và các địa phương cần chủ động thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

7 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát

Theo Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, năm 2010, KT-XH nước ta đã đạt những kết quả tích cực, thể hiện trên nhiều lĩnh vực như tăng trưởng kinh tế, XK đạt khá, công nghiệp, thương mại, dịch vụ đều có những bước tiến khả quan.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2010 và đầu năm 2011, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, lạm phát, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao. Trong nước, thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống; một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế giá thị trường…

 “Tình hình trên đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta. Vì vậy, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay”-Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định.

Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội với 7 nhóm giải pháp chủ yếu như thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích XK, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng; điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo; tăng cường bảo đảm an sinh xã hội…

Trong số 7 giải pháp nêu trên, chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính sách tài khoá thắt chặt được đưa lên hàng đầu. Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hoà với chính sách tài khoá để kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tập trung vốn cho SXKD, nông nghiệp, XK.

Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan phấn đấu tăng thu ngân sách 7-8%; tiết kiệm chi thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán 2011. “Việc thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước... không nhằm vào tiền lương, các đối tượng chính sách xã hội, các đối tượng chính sách mà nhằm vào tiết kiệm mua sắm, tiêu dùng như ôtô, xăng dầu, điện...”, ông Nguyễn Sinh Hùng cho biết.

Tăng giá điện, giá xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo

Ngay trong buổi sáng qua, khi Chính phủ đang họp trực tuyến với các địa phương thì giá xăng dầu đã chính thức tăng, đúng một ngày sau khi Chính phủ phê duyệt phương án tăng giá điện bình quân thêm 165 đồng/kW. Đề cập tới vấn đề này, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết, chúng ta quyết tâm theo cơ chế thị trường nên nguyên tắc cao nhất là giá cả thị trường tự điều tiết. Vì vậy, việc điều chỉnh tăng giá điện, xăng dầu là việc làm cần thiết.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ hộ nghèo sau khi điều chỉnh giá điện. Cụ thể mỗi hộ nghèo (theo chuẩn mới là 400 nghìn đồng/tháng ở nông thôn và 500 nghìn ở thành thị) sẽ được hỗ trợ 360 nghìn đồng/năm cho việc sử dụng điện, tuy nhiên nếu 3 tháng liên tiếp sử dụng trên 150 kW sẽ bị cắt hỗ trợ.

Theo tính toán của Bộ LĐ-TB và XH, cả nước dự kiến có khoảng 3,1 triệu hộ nghèo theo chuẩn mới. Hiện lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành đang kiến nghị ngành điện sẽ trừ trực tiếp tiền hỗ trợ cho hộ nghèo, thay vì thu đủ rồi lại hỗ trợ khi nhận được tiền theo chế độ.

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của cả nước là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì được sản xuất, an sinh xã hội. Theo đó, phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; phải kiểm soát được tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20%, đồng thời dành tín dụng ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ và đầu tư cho các lĩnh vực thiết yếu khác trên nguyên tắc điều hành minh bạch, cụ thể.

Cùng với việc kiềm chế lạm phát, phải giảm dần lãi suất theo hướng hợp lý, coi lãi suất là một trong những công cụ kiềm chế lạm phát. “Chúng ta hoàn toàn có thể làm được việc này và trên thực tế năm 2008 là năm cực kỳ khó khăn song chúng ta đã làm được việc này”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Khẳng định việc điều chỉnh tăng giá điện, xăng dầu là việc không thể không làm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành chức năng thực hiện việc bù hỗ trợ giá điện cho các hộ nghèo theo đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị, các địa phương làm tốt công tác kiểm soát giá, không để đầu cơ đẩy giá lên cao nhất là với một số mặt hàng thiết yếu như gạo, lương thực, xăng dầu, sữa… Đi đôi với đó là việc chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện tốt chính công tác quản lý ngoại hối, thị trường vàng…

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất