| Hotline: 0983.970.780

Kiểm lâm không biết việc chặt hạ gỗ nghiến?

Thứ Tư 24/12/2014 , 08:14 (GMT+7)

Những ngày đầu tháng 12, cả xóm Lũng Rịch, xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng vui như trẩy hội, vì xe máy, xe ô tô tải tấp nập đến đây để chở gỗ./ Cao Bằng: Gỗ nghiến ngổn ngang

Trong khi đó, người dân trong xóm lũ lượt kéo nhau lên núi vác gỗ nghiến thuê cho chủ thầu...

Theo Hợp đồng bán đấu giá tài sản số 71/HĐ-BĐG ngày 20/11/2014 giữa Hạt Kiểm lâm huyện Thông Nông và Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản – Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng, thì bà Hà Thị Thiết, địa chỉ ở Bản Viềng, thị trấn Thông Nông, huyện Thông Nông là người trúng đấu giá vụ bán tài sản đó, bao gồm 2 cưa máy và 1 cây gỗ nghiến 9,42 m3 gỗ, riêng tiền thu được từ cây gỗ nghiến đại thụ là 24.492.000đ.

Câu chuyện về bà Thiết trúng đấu giá cây nghiến ở xóm Lũng Rịch, xã Lương Thông được ví “rẻ như bèo”, có sự phê chuẩn của cơ quan chức năng, không mấy ai quan tâm.

Thế nhưng, dư luận quan tâm nhất là thời hạn cho phép xẻ và đưa hết 9,42 m3 gỗ này ra khỏi rừng mà cần tới 60 ngày mới đáng phải bàn và nhiều nghi vấn về việc “mua cây nằm để hạ cây đứng” đã được đặt ra.

Bởi khu vực xẻ cây gỗ đấu giá, hiện còn rất nhiều những cây nghiến đại thụ khác. Nếu có “tiện tay” chặt hạ những cây gỗ nghiến khác gần đó, thì ai là người giám sát? Bởi trong thời gian cho người trúng thầu đưa lực lượng vào xẻ gỗ, phía kiểm lâm đã phải “bàn giao” cả rừng nghiến cho nhà thầu, họ làm thế nào, chặt hạ ra sao rất khó kiểm soát.

07-57-21_img_6724
Xe máy tham gia vận chuyển gỗ nghiến

Để hiểu rõ hơn, chúng tôi may mắn được người dân nhiệt tình dẫn đường đến khu vực họ đang “làm thịt” gỗ nghiến trúng thầu. Một thanh niên “mật phục” đã nhanh chóng chặn lại để hỏi giấy tờ tuỳ thân, rồi ngăn cấm không cho chúng tôi tiến vào rừng để xem việc xẻ gỗ nghiến. Anh ta nói cụt lủn: “Không nhiệm vụ, miễn vào”.

Còn phía trong rừng, những chiếc cưa máy đang gầm rú như một đại công trường, người dân thì tấp nập vận chuyển gỗ xẻ thành khí ra ngoài, những tiếng cười nói, gọi nhau râm ran khắp khu rừng.

07-57-21_img_6665
Những khúc gỗ nghiến này bị vứt ngay rìa đường

Ông Hoàng Phượng Vỹ - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Cao Bằng cho biết: Từ năm 1994 đến 1997, Cao Bằng như một đại công trường phá rừng, cho đến thời điểm này phá rừng đã được hạn chế. Tuy nhiên việc bảo vệ rừng cộng đồng rất khó khăn, cả tỉnh có hơn 334 nghìn ha rừng, còn lực lượng Kiểm lâm mới có 115 người, thiếu hơn một nửa so với quy định...

Chúng tôi đành quay lại tìm mỏm đá cao leo lên để ghi hình. Ngay lập tức lại có một bảo vệ khác xuất hiện và đề nghị chúng tôi không được chụp hình và yêu cầu biến ra khỏi rừng. Bỗng hắn hú một tiếng vang vọng khắp rừng, ngay lập tức các cưa máy bắt đầu nổ thưa dần rồi tự nhiên tắt hẳn khiến khu rừng già trở nên im lặng đáng sợ.

Chúng tôi đem câu chuyện nhiều cây gỗ nghiến cổ thụ bị chặt hạ trong các khu rừng Lũng Rịch và Tà Bốc, thuộc xã Lương Thông trao đổi với ông Linh Quang Nam, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thông Nông.

Không ngờ, ông Nam trả lời thản nhiên: “Chúng tôi có đi kiểm tra, nhưng không thấy người dân phá rừng. Hiện tại ở Lương Thông có một cây bán đấu giá, với khối lượng khoảng 9 m3. Do địa hình phức tạp, Hội đồng định giá của huyện đã định giá khoảng hơn 20 triệu đồng, nghe cán bộ kiểm lâm địa bàn cho biết họ mới xẻ được mấy ngày và đưa về được 3 đến 4 m3 rồi thì phải”.

Khi được hỏi về việc nhiều cây nghiến ở Lũng Dũng, Lũng Giải, Lủng Pó và dọc hai bên đường vào Tà Bốc cũng bị chặt hạ rồi bày ra rìa đường bán, là cây được phép khai thác hay chặt hạ trái phép, ông Nam đã trả lời nước đôi: “Không biết chỗ nào đang bị khai thác, vì chưa thấy kiểm lâm địa bàn báo cáo”.

07-57-21_img_6592
Cây nghiến rỗng ruột này, ở gữa thôn Tà Bốc cũng mới bị chặt hạ

Chúng tôi làm việc với ông Hoàng Phượng Vỹ - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng về việc này, ông Vỹ cảm ơn và đề nghị nhà báo cung cấp thông tin, chỉ đường đến chỗ có cây nghiến bị chặt hạ trái phép, đồng thời hứa sẽ vào cuộc quyết liệt để bảo vệ rừng nghiến cổ thụ tại xã Lương Thông.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm