| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát đơn vị đo lường vi mô

Thứ Hai 14/02/2011 , 11:20 (GMT+7)

không hiểu bằng cách nào mà người ta kiểm soát được những khoảng cách và những khối lượng nhỏ vi mô?

* Xin cho biết bằng cách nào mà người ta đo được những khoảng cách cực nhỏ, chẳng hạn mỗi chu kỳ xoắn của phân tử ADN là 34 Ä (Angxtrông). Mà mỗi Ä =10 mũ trừ 7 của 1mm, tức 1 phần 10 triệu của 1mm. hoặc người ta cân được những khối lượng rât nhỏ như đon vị cacbon. mà mỗi đơn vị các bon chỉ bằng 1,6602 x 10 mũ trừ 24 gam mà thôi. Chúng tôi thật sự không hiểu bằng cách nào mà người ta kiểm soát được những khoảng cách và những khối lượng nhỏ đến như vậy?

bantre64@yahoo.com.vn

Về kích thước thì ngày nay kính hiển vi điện tử có thể phóng đại được tới 10 000- 50 000 lần. Một virut có hình dạng như một quả bóng, hay một khúc tre, làm gì mà không đo được. các phân tử, thậm chí nguyên tử cũng có thể quan sát được dưới kính hiển vi điện tử.

Với các khối lượng nhỏ thì người ta thường đo bằng khối phổ kế. Phương pháp phổ khối lượng (Mass spectrometry)là một kĩ thuật dùng để đo đạc tỉ lệ khối lượng-trên-điện tích của ion; dùng thiết bị chuyên dụng là khối phổ kế. Kĩ thuật này có nhiều ứng dụng, bao gồm:

Xác định các hợp chất chưa biết bằng cách dựa vào khối lượng của phân tử hợp chất hay từng phần tách riêng của nó

Xác định kết cấu chất đồng vị của các thành phần trong hợp chất

Xác định cấu trúc của một hợp chất bằng cách quan sát từng phần tách riêng của nó

Định lượng lượng hợp chất trong một mẫu dùng các phương pháp khác (phương pháp phổ khối vốn không phải là định lượng)

Nghiên cứu cơ sở của hóa học ion thể khí (ngành hóa học về ion và chất trung tính trong chân không)

Xác định các thuộc tính vật lí, hóa học hay ngay cả sinh học của hợp chất với nhiều hướng tiếp cận khác nhau.

Một khối phổ kế là một thiết bị dùng cho phương pháp phổ khối, cho ra phổ khối lượng của một mẫu để tìm ra thành phần của nó. Có thể ion hóa mẫu và tách các ion của nó với các khối lượng khác nhau và lưu lại thông tin dựa vào việc đo đạc cường độ dòng ion. Một khối phổ kế thông thường gồm 3 phần: phần nguồn ion, phần phân tích khối lượng, và phần đo đạc.

* Xin hỏi về khối lập phương rubik? Về lịch sử và cách xoay của nó?

Mạnh Nguyên, nguyenmanh.mhs@gmail.com

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Lập phương Rubiklà một trò chơi giải đố cơ học được phát minh vào năm 1974 bởi giáo sư kiến trúc, điêu khắc gia người Hungary Ernő Rubik. Các tên gọi sai thường gặp của trò chơi này là Rubix, Rubic và Rubick. Mỗi mặt của phiên bản này có 9 ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau, thông thường là trắng, đỏ, vàng, cam, xanh lá cây và xanh dương.

Bài toán bắt đầu bằng việc xáo trộn tất cả vị trí các ô vuông ở mỗi mặt, tức là các màu sắc xen kẽ nhau. Bài toán chỉ được giải quyết khi mà mỗi mặt của khối là một màu đồng nhất. Có thể nói khối Rubik là một trong những loại đồ chơi bán chạy nhất thế giới. Riêng trong năm 2005, đã có khoảng 300.000.000 khối Rubik được bán ra. Khối Rubik tiêu chuẩn có chiều dài mỗi cạnh 5,7 cm, được tạo thành từ 26 khối nhỏ hơn.

Phần giữa của mỗi mặt trong 6 mặt chỉ là một hình vuông gắn với các cơ chế khung làm lõi, đóng vai trò khung sườn cho cách mảnh khác dựa vào và xoay quanh. Khối Rubik có thể được tháo ra dễ dàng, thường bằng cách xoay một mặt 45° và lắc một khối ở cạnh cho tới khi nó rời ra. Tính chất này thường được dùng để "giải" khối Rubik... 

Bạn muốn tìm hiểu các giải pháp này cần tra cứu trên các trang web như: Xem cách giải cụ thể cho khối 3×3×3 ở Wikibooks (tiếng Anh) How to solve the Rubik's Cube.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất