| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát giết mổ đang bỏ ngỏ

Thứ Tư 03/07/2019 , 08:56 (GMT+7)

Trong cơn lốc dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đang hoành hành khắp trong Nam ngoài Bắc, đã có hơn 2 triệu con lợn bị tiêu hủy thiệt hại cho ngành chăn nuôi hàng ngàn tỷ đồng.

Một lỗ hổng lớn khiến cho dịch lây lan không thể kiểm soát được, đấy là việc kiểm soát giết mổ vẫn đang bị bỏ ngỏ…

Ông Đàm Duy Đức - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y Yên Bái: Mỗi ngày tỉnh Yên Bái có vài con đến chục con lợn chết do dịch tả...

12-59-41_1
Ông Trần Đức Lâm, PGĐ Sở NN-PTNT Yên Bái (trái) cùng đoàn kiểm tra kiểm tra việc buôn bán thịt lợn tại chợ Mường Lò.

Theo thống kê, tỉnh Yên Bái tính đến ngày 27/6, DTLCP xảy ra tại 830 hộ ở 117 thôn, bản, tổ của 57 xã, phường, thị trấn của 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy 4.406 con, trọng lượng 196.223 kg.

Tỉnh Yên Bái đã có nhiều biện pháp chống sự lây lan dịch bệnh: Lập các chốt kiểm dịch động vật, phun thuốc khử trùng quanh các ổ dịch, tiêu hủy lợn nhiễm dịch, lập đội kiểm tra trên các tuyến đường… Thế nhưng, dịch bệnh vẫn cứ lây lan khó kiểm soát nổi như thách thức và “cười nhạo” các cấp chính quyền và lực lượng chống dịch. Vậy, dịch theo con đường nào lan tràn khắp các địa phương nếu không lây lan qua con đường giết mổ?

Theo thống kê hiện nay tỉnh Yên Bái có 723 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ và tập trung, nhưng chỉ có 18 cơ sở đã được kiểm soát, còn lại 705 cơ sở không kiểm soát, nghĩa là họ giết mổ vô tội vạ lợn khỏe, lợn ốm hàng ngày tung ra thị trường hàng chục tấn thịt, người tiêu dùng không biết đâu để lựa chọn. Chính điều đó là nguyên nhân dịch bệnh lây lan chóng mặt, len lỏi vào từng hộ gia đình chăn nuôi, đến khi dịch bệnh bùng phát họ mới té ngửa không hiểu vì sao dịch bệnh lại đến được nhà họ.

Trong 723 cơ sở giết mổ, thì có 610 cơ sở giết mổ lợn, nhiều nhất là huyện Văn Chấn 150 cơ sở, Văn Yên 105, Trấn Yên 102, Lục Yên 91, Yên Bình 84 cơ sở… Hầu hết các cơ sở ở các huyện nêu trên đều không đảm bảo các điều kiện kiểm soát giết mổ, nên không thể biết có bao nhiêu con lợn nhiễm dịch chui vào các lò mổ đó.

Từ ngày 9 đến 12/5, cơn bão DTLCP đã tràn lên huyện vùng cao Trạm Tấu tại hai xã Trạm Tấu và Túc Đán. Xã Trạm Tấu có 34 con lợn bị nhiễm dịch, 31 con đã chết của 6 hộ, xã Túc Đán có 86 lợn ốm, đã chết 80 con của 35 hộ. Đến nay Trạm Tấu có 9/12 xã, thị trấn đã có DTLCP, tổng số nhiễm dịch 1.630 con, tổng trọng lượng trên 54,6 tấn. Do người dân nuôi nhỏ lẻ và phần lớn thả rông, nên số lợn chết rải rác mỗi ngày vài con.

Trạm Tấu là huyện vùng cao, người dân chăn nuôi nhỏ lẻ, họ không mua giống từ nơi khác đến, vậy sao lại nhiễm DTLCP? Điều này có thể lý giải, do người dân mua thịt lợn nhiễm dịch từ dưới chợ Mường Lò, TX Nghĩa Lộ nơi bùng phát DTLCP trước đó về ăn, nên dịch bùng phát từ đây.

Cuối năm 2018 tỉnh Yên Bái xóa toàn bộ hệ thống thú y viên cơ sở ở 180 xã phường, việc kiểm soát dịch bệnh tại các chuồng trại của người dân đã bị bỏ trống, chính vì điều đó cuối năm 2018 đầu năm 2019 dịch bệnh tai xanh bùng phát mạnh ở nhiều huyện và TP Yên Bái, làm nhiều hộ thiệt hại nặng nề. Khi dịch bệnh tai xanh vừa chấm dứt thì nay đến lượt DTLCP hoành hành khắp 9 huyện thị và TP mà chưa biết bao giờ chấm dứt.

Công việc kiểm soát gia súc trước khi đưa vào lò mổ trước đây một phần được giao cho lực lượng thú y viên cơ sở, nay đã giải thể nên các cơ sở giết mổ mặc sức đưa lợn từ khắp nơi vào lò mổ không cần biết lợn nhiễm dịch hay không nhiễm dịch.

12-59-41_3
Cán bộ kiểm dịch thú y trao đổi với người buôn bán thịt.

PV báo NNVN theo dõi một số lò mổ ở TP Yên Bái, cả chục tấn lợn được đưa vào các lò mổ đó mỗi ngày, nhưng không hề có một bóng cán bộ thú y nào tới kiểm tra.

Ông Đàm Duy Đức - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y không cần giấu giếm: Hiện TP Yên Bái có 34 cơ sở giết mổ lợn, trong đó có 7 cơ sở có kiểm soát, với lực lượng cán bộ thú y của TP Yên Bái chỉ có 5 - 6 người thì không thể nào làm xuể. PV hỏi: Những cơ sở giết mổ mà tôi đã nêu, thú y đã đến kiểm tra không? Ông Đức trả lời: Cách nay khoảng một tháng Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp của TP Yên Bái đã kiểm tra, các cơ sở này thiếu một số điều kiện, chúng tôi yêu cầu họ hoàn chỉnh các thủ tục theo yêu cầu… Mặc dù không đủ điều kiện, nhưng các lò mổ này vẫn hoạt động tưng bừng và không biết đến bao giờ mới đủ điều kiện!

Ngày 25/6 Sở NN-PTNT Yên Bái tổ chức đoàn kiểm tra một số cơ sở giết mổ TX Nghĩa Lộ và việc buôn bán thịt lợn ở chợ Mường Lò. Trong 22 cơ sở giết mổ lợn chỉ có 3 cơ sở đủ điều kiện kiểm soát thú y, còn lại đều không đủ điều kiện. Tất cả các phản thịt bày bán ở chợ Mường Lò đều không đóng dấu kiểm dịch. Như vậy, người dân không có quyền lựa chọn thịt nào là thịt sạch bệnh. Do vậy, nhiều lò mổ mua lợn nhiễm dịch từ các vùng dịch mang về mổ trà trộn bán cho người tiêu dùng mà không ai kiểm soát.

Kiểm soát giết mổ đang bị thả nổi, một lỗ hổng lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh cần một chế tài, nếu không việc chống DTLCP sẽ không có hồi kết.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm