| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát nghề nuôi yến

Thứ Năm 03/05/2012 , 10:49 (GMT+7)

UBND tỉnh Tiền Giang giao cho các sở, ban ngành tỉnh, chính quyền địa phương tổ chức theo dõi, quản lý việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến...

Các địa phương ở phía đông tỉnh Tiền Giang như Gò Công Tây, TX Gò Công... ngày càng xuất hiện nhiều nhà cao tầng nuôi yến xen lẫn khu dân cư với kiến trúc kỳ lạ, không có cửa sổ với âm thanh dẫn dụ yến phát ra inh ỏi...

Nhà nuôi mọc như nấm

Theo Phòng Kinh tế TX Gò Công, mấy năm trước, trên địa bàn thị xã chỉ có hơn chục hộ nuôi yến thì nay đã tăng lên hơn 100 hộ, tập trung nhiều nhất là khu vực dọc theo bờ sông cầu Long Chánh (phường 1) và khu vực ao Trường Đua (phường 2). Thậm chí, ngôi nhà cổ trên 100 năm tuổi ở khu Dinh Tỉnh trưởng (cũ) cũng được tận dụng để trở thành nơi “ăn nghỉ” của chim yến.

Ông Trần Thanh Hoàng, Phó trưởng phòng Kinh tế TX Gò Công cho biết, cách đây 3 năm số hộ nuôi chim yến chỉ đếm trên đầu ngón tay, tập trung ở khu vực Dinh Tỉnh trưởng và chợ Gò Công. Vậy mà giờ đây phong trào xây nhà nuôi yến ở địa phương này đã phát triển ồ ạt khắp trên địa bàn; nhiều chuồng đang ngổn ngang xây dở. Một số đại gia từ TP HCM và các địa phương khác đến đây mua đất, xây nhà nuôi yến khiến giá đất vùng này tăng vọt.

Theo đại diện Phòng NN-PTNT huyện Gò Công Tây, nghề nuôi yến phát triển trên địa bàn này khoảng 10 năm nay và ông Mười Thiết (Trần Văn Thiết), xã Long Bình là người đầu tiên du nhập nghề. Đến nay, toàn huyện có trên 50 cơ sở nuôi yến, trong đó xã Long Bình có 40 cơ sở.

Nhiều hộ cho biết, nếu dẫn dụ yến thành công thì hiệu quả kinh tế mang lại là rất cao. Tuy nhiên lượng yến thực tế đã thu hoạch cụ thể thì người nuôi vẫn “bí mật”. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND thị xã Gò Công cho rằng, nghề này khó quản lý do người nuôi yến ngại thông tin và rất khó thâm nhập. Về hiệu quả kinh tế thì không đoán được, có người dẫn dụ chim yến vào nhà được nhưng cũng có người thất bại.

Tăng cường quản lý

Sở NN-PTNT Tiền Giang phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm soát không cho phát sinh các cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến mới ở nội thành, nội thị, nội ô, thị trấn, thị tứ, khu dân cư tập trung, công sở, bệnh viện, trường học, chợ, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng trên địa bàn.
Hoạt động dẫn dụ và gây nuôi chim yến trong nhà ở các huyện phía đông của tỉnh đã mang lại một số hiệu quả kinh tế nhất định cho người nuôi. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà nuôi chủ yếu là cơi nới hoặc xây chung với nhà ở, xen lẫn trong khu dân cư, tiếng ồn do phát loa dẫn dụ chim yến, phân yến ở xung quanh khu vực nuôi đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người; đặc biệt là đối với các bệnh nguy hiểm lây lan từ các loài gia cầm như cúm A-H5N1... 

Trong khi chờ quy hoạch để tổ chức quản lý, chấn chỉnh, hướng dẫn thực hiện việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến bền vững, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường... UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Chỉ thị về việc này. Theo đó, UBND tỉnh giao cho các sở, ban ngành tỉnh, chính quyền địa phương tổ chức theo dõi, quản lý việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến; đồng thời xây dựng đề án, đề tài nghiên cứu khoa học để nghiên cứu và chuyển giao các TBKT…

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất