| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát quyết liệt TRIFLURALIN

Thứ Năm 28/10/2010 , 10:46 (GMT+7)

* Trong 5 tháng, phát hiện 18 mẫu thủy sản dính dư lượng 

Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), từ tháng 5 đến tháng 9/2010, số liệu giám sát trong Chương trình dư lượng cho thấy vẫn có tới 18 mẫu thủy sản phát hiện dư lượng Trifluralin, gồm 11 mẫu cá tra, 4 mẫu cá rô phi, 2 mẫu tôm và 1 mẫu cá lóc. Như vậy, từ sau khi Thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT (bổ sung Trifluralin vào Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản) có hiệu lực đến nay, tình hình sử dụng hoạt chất này vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng nuôi trồng thủy sản.

Tháng 9 vừa rồi, sau khi phát hiện một lô hàng tôm Việt Nam có dư lượng Trifluralin vượt mức cho phép, các cơ quan chức năng Nhật Bản đã áp dụng chế độ lấy mẫu giám sát tăng cường Trifluralin với tần suất 30% số lô hàng tôm nhập khẩu. Nếu phát hiện thêm 1 lô hàng tôm bị nhiễm dư lượng Trifluralin vượt mức cho phép, phía Nhật Bản sẽ áp dụng ngay chế độ kiểm tra tăng cường 100% đối với các lô hàng tôm nhập khẩu của Việt Nam. Khi ấy, việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nhật Bản sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Trong khi đó, theo NAFIQAD, kết quả rà soát sơ bộ của cơ quan này cho thấy Trifluralin hiện đang là thành phần có trong 38 sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Bởi vậy, nguy cơ có thêm lô hàng tôm hay cá tra xuất khẩu có dư lượng trifluralin vượt mức cho phép là không nhỏ.

Chính vì thế, tại buổi làm việc hồi đầu tuần này giữa Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) với VASEP, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã khẳng định Tổng cục sẽ triển khai ngay những biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng Trifluralin trong nuôi trồng thủy sản. Theo đó, Tổng cục sẽ đề nghị UBND các tỉnh nuôi tôm trọng điểm tại ĐBSCL tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vẫn cố tình sử dụng các sản phẩm có chứa Trifluralin đã bị Bộ NN-PTNT loại khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, theo tinh thần của Thông tư 20/2010/TT-BNNPTNT.

 Đồng thời, các cơ quan chức năng trực thuộc Tổng cục tiếp tục rà soát các sản phẩm có chứa Trifluralin vẫn còn trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, để trình Bộ trưởng ban hành Thông tư về việc loại các sản phẩm này ra khỏi Danh mục sản phẩm được phép lưu hành trước ngày 15/11/2010.

Tổng cục Thủy sản cũng yêu cầu các doanh nghiệp đã đăng ký lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có chứa Trifluralin, kiểm kê, báo cáo ngay về lượng hàng còn tồn kho của các sản phẩm này. Sắp tới, Bộ NN-PTNT sẽ cử đoàn làm việc phối hợp với các Sở NN-PTNT ở các tỉnh trọng điểm tôm để thanh tra, xử lý triệt để việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng các sản phẩm có chứa Trifluralin.

Để tránh gây phiền hà cho các doanh nghiệp, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã đồng tình với kiến nghị của VASEP là không áp dụng chế độ kiểm tra và lấy mẫu kiểm nghiệm dư lượng Trifluralin đối với 100% lô hàng tôm của các doanh nghiệp trước khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Thay vào đó, các doanh nghiệp cần chủ động tự kiểm tra và phát hiện các lô hàng trước thời điểm bị nhiễm.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất