| Hotline: 0983.970.780

Kiểm tra, kiểm soát pH đất

Thứ Tư 12/08/2015 , 09:07 (GMT+7)

Đất chua là đất có nhiều axít chứa ion H+ hoặc có nhiều ion sắt, nhôm( Fe3+, AL3+) tự do.

Các ion này gây ra nhiều bất lợi cho việc gìn giữ và cung cấp thức ăn cho cây, đồng thời làm đất ngày càng suy kiệt cả về lý tính, hóa tính và sinh học đất.

Có nhiều nguyên nhân khiến đất trồng ngày càng bị chua như: Rửa trôi do mưa hoặc tưới, cây hút dinh dưỡng (Ca, Mg, K), sự phân giải chất hữu cơ cùng với việc bón phân không cân đối của nông dân (chủ yếu dùng phân khoáng nhưng không có phân hữu cơ).

Cho nên, việc kiểm tra, kiểm soát pH đất là thao tác quan trọng trong quá trình canh tác sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

Thực tế SX cho thấy, nhiều nông dân đã biết cách bón vôi để làm giảm tính chua cho đất (bón vôi cải tạo đất). Song muốn xác định đất ruộng nhà mình có bị chua hay không, chua nhiều hay ít thì làm thế nào?

Để quyết định sử dụng lượng vôi tả như thế nào cho phù hợp thì nhiều người còn chưa biết cách. Xin đưa ra cách kiểm tra pH đất đơn giản, dễ làm cũng như cách kiểm soát đất như thế nào cho thích hợp với các loại cây trồng để nông dân tham khảo và áp dụng:

+ Kiểm tra pH đất bằng giấy quỳ tím (đo độ chua đất): Trên thửa ruộng trước khi trồng (chưa bón phân hay vôi) lấy 5 mẫu đất ở 5 vị trí khác nhau (4 góc ruộng và tâm giữa ruộng), mỗi mẫu đất khoảng 100g.

Trộn chung các mẫu đất đem phơi khô đập nhỏ rồi lấy khoảng 100g từ hỗn hợp các mẫu đất cho vào lọ chứa khoảng 1 lít nước cất, lắc đều cho tan rồi để lắng khoảng 15 phút.

Tiếp đó xé một mảnh giấy quỳ tím nhúng vào nước dung dịch để yên 1 phút giấy quỳ sẽ đổi màu. Để mảnh giấy quỳ đã đổi màu ấy trên mặt hộp.

Sau đó so sánh màu sắc của mảnh giấy với các phần màu in trên mặt hộp trùng màu nào thì bên cạnh tương ứng có ghi độ pH đất.

Đất trung tính có pH= 7;
 
pH < 5 là đất có axít (đất chua); 6 < pH < 7 là tốt nhất cho rất nhiều loại cây trồng.
+ Biện pháp cải tạo (nếu đất bị chua):
- Bón vôi tả là biện pháp thông dụng nhất. Tùy theo độ chua của đất mà lượng vôi có thể nhiều hay ít. Ví dụ: Đất chua có pH < 5 thì bón 15 - 20 kg vôi tả/sào. Đất chua có: 5 < pH < 6 thì bón 10 - 15 kg vôi/sào.
* Lưu ý: Dùng vôi xám tốt hơn vôi trắng vì nó có cả Ca và Mg.
- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục trước khi trồng.
- Nên ưu tiên các loại phân hóa học trung tính hoặc kiềm khi dùng như: DAP, Ca (NO3)2, KNO3, lân nung chảy, urê…
- Không nên dùng các loại phân hóa học có tính gây chua như: Supe lân, Kalisunphat, Kaliclorua, đạm SA…

Nhiều nông dân vẫn quan niệm phân lân là chất làm giảm tính chua cho đất nên hiện nay rất nhiều người dùng supe lân để bón cải tạo ruộng là không đúng.

Hiện trên thị trường có 2 loại lân (lân supe và lân nung chảy). Lân supe nếu bón sẽ làm đất càng bị chua hơn vì công nghệ SX lân này là dùng axít Sunphuric đặc (H2SO4) để làm tan quặng thành lân.

Trong khi lân nung chảy được SX ra từ phương pháp nhiệt hóa nên khi bón sẽ làm giảm tính chua cho đất.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất