| Hotline: 0983.970.780

Kiểm tra tại Bình Định

Thứ Tư 26/02/2014 , 10:08 (GMT+7)

Sáng 25/2, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Vũ Văn Tám dẫn đầu đã trực tiếp về các địa phương có nguy cơ cao bùng phát cúm gia cầm (CGC) tại tỉnh Bình Định.

Sáng 25/2, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Vũ Văn Tám dẫn đầu đã trực tiếp về các địa phương có nguy cơ cao bùng phát cúm gia cầm (CGC) tại tỉnh Bình Định.

Từ sân bay Phù Cát, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã đi ngay về xã Nhơn Lộc (TX An Nhơn). Tại đây, Thứ trưởng Vũ Văn Tám được lãnh đạo xã Nhơn Lộc báo cáo về công tác tiêm phòng của đàn gia cầm; về đàn vịt (700.000 con) đã được tiêm 95,6%, đàn gà 22,5%. Thứ trưởng thấy lo ngại khi kết quả tiêm phòng ở địa phương này chỉ chú trọng đến những đàn lớn mà bỏ qua những đàn nuôi nhỏ lẻ trong hộ nông dân, nhất là đối với đàn gà.

“Cần phải quan tâm công tác tiêm phòng trong những nông hộ, bởi với những đàn lớn, người nuôi đầu tư nhiều vốn sẽ chủ động trong công tác tiêm phòng. Gia cầm trong nông hộ sẽ không được chủ nuôi quan tâm tiêm phòng nên dịch thường phát xuất từ những đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ, sau đó lây lan qua những đàn lớn”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nói.


Thứ trưởng kiểm tra hộ chăn nuôi gia cầm ở huyện Tây Sơn

Rời xã Nhơn Lộc, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT tiếp tục đi về thôn Bỉnh Đức, xã Tây Vinh (Tây Sơn), nơi có 2 đàn gia cầm chết được xác định do cúm A/H5N1. Sau khi đi thăm trang trại từng được nuôi 6.000 con gà giờ đã trống hoác, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nghe bà Nguyễn Thị Thủy (chủ trang trại) trình bày: “Chồng tui nuôi gà 2 nơi, tại nhà nuôi 2.000 con và tại trang trại này nuôi 4.000 con. Đàn gà 2.000 con bị chết trong những ngày cận Tết Nguyên đán.

Trước Tết chỉ kịp bán được 400 con, đến những ngày giáp Tết thì 1.600 con gà còn lại lần lượt chết sạch. Ba bữa Tết mà chồng tui ở luôn tại trang trại chứ không dám về nhà vì sợ mầm dịch từ đàn gà chết ở nhà lây lan sang gà trang trại. Thế nhưng đến giữa tháng 2/2014, gà trong trại đang mạnh khỏe bình thường bỗng dưng lăn đùng ra chết. Lúc đầu mỗi ngày chết 100-200 con, ngày nào cũng vác cuốc đi chôn gà chết.

Sau khi gà chết hàng loạt tui báo cáo tình hình này cho thú y xã để có biện pháp khống chế, cứu số gà còn lại. Thú y xã bảo là gà đã chết gần hết nên không đến kiểm tra, chỉ cho thú y thôn xuống tiêm thuốc nhưng sau đó đàn gà gần 6.000 con chết sạch. Vợ chồng tui mất đứt 400 triệu đồng, trắng tay, hiện còn nợ đại lý thức ăn gần 300 triệu”.

Trước tâm sự của bà Thủy, Thứ trưởng Vũ Văn Tám rất boăn khoăn về sự lơ là của cán bộ thú y cơ sở. Thứ trưởng chỉ đạo ngay cho lãnh đạo UBND xã Tây Vinh và huyện Tây Sơn: “Trước phản ánh của hộ chăn nuôi, các cấp chính quyền cần phải kiểm tra làm rõ và nếu đúng sự thật cần có hình thức xử lý để rút kinh nghiệm cho những địa phương khác”.

Chiều cùng ngày, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định. Theo báo cáo của Cục Thú y, ngày 20/2, Chi cục Thú y Bình Định gửi 3 mẫu bệnh phẩm từ những đàn gia cầm bị chết (gà, vịt) yêu cầu xét nghiệm tìm virus cúm A/H5N1.

Ba mẫu nói trên được lấy từ 3 hộ chăn nuôi là: Ông Võ Văn Minh ở thôn Thạch Bàn Tây, xã Cát Sơn -Phù Cát), ông Phan Ngọc Trương và ông Nguyễn Văn Hùng ở thôn Bỉnh Đức, xã Tây Vinh (Tây Sơn). Kết quả xét nghiệm cho thấy cả 3 mẫu nói trên đều dương tính với virus cúm A/H5N1.

Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, báo cáo với Thứ trưởng về công tác phòng chống CGC trên địa bàn. Theo bà Hà, tuy trước Tết Giáp ngọ trên địa bàn có xảy ra lẻ tẻ một vài ổ dịch gây tử vong cho gia cầm, nhưng từ đầu năm đến nay, tình hình CGC trên địa bàn Bình Định tiếp tục được khống chế.

Tuy nhiên, đáng quan ngại nhất là theo kết quả giám sát lưu hành virus CGC tại các chợ, lò mổ trong tháng 1 và tháng 2/2014 cho thấy, tỷ lệ mẫu dương tính virus cúm A/H5N1 vẫn ở mức cao, chiếm tỷ lệ 51,2%, cao hơn mức trung bình năm 2013. Trong khi đó, hoạt động mua bán, vận chuyển gia cầm trong thời gian sau Tết ngày càng gia tăng. Trước bối cảnh dịch CGC đang xảy ra căng thẳng ở các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa nên Bình Định xác định đang đối mặt với nguy cơ xảy ra dịch CGC là rất cao.

Trong công tác phòng chống CGC, Bình Định nhanh chóng bổ sung, củng cố và kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật nguy hiểm các cấp; phân công cụ thể từng thành viên đứng chân địa bàn để kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương. Ngoài chỉ đạo tổ chức hội nghị công tác phòng chống, Bình Định còn thành lập các đoàn công tác tiến hành kiểm tra công tác tiêm phòng tại các địa phương và duy trì hoạt động của các tổ cơ động chống dịch, đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ các địa phương ứng phó khi có dịch xảy ra.

Tính đến ngày 24/2, Bình Định đã tiêm phòng được 3.750.000 con gia cầm, công tác này còn tiếp tục triển khai đến cuối tháng 2; ngân sách tỉnh đã xuất chi mua 6 triệu liều vacxin CGC chủng Re-6 cấp về các địa phương. Đặc biệt, tỉnh Bình Định đang chỉ đạo các Sở Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Thương mại và UBND các huyện thị, thành phố rà soát, bố trí địa điểm quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ gia cầm tập trung và các địa điểm mua bán gia cầm cùng sản phẩm gia cầm tại chợ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà, đề nghị: “Để giúp địa phương chủ động tổ chức phòng chống CGC, Bình Định đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét hỗ trợ 3 triệu liều vacxin CGC chủng Re-6 để tiêm phòng bảo vệ đàn gia cầm. Khi có mẫu dương tính H5N1 hoặc dương tính cúm A Cục Thú y cần tiếp tục xét nghiệm để xác định các Subtype cũng như các nhánh virus đang lưu hành để thông báo cho địa phương chủ động sử dụng loại vacxin phù hợp”.

Chiều cùng ngày, đoàn công tác Bộ NN-PTNT tiếp tục đi Quảng Ngãi để kiểm tra công tác phòng chống CGC tại địa bàn tỉnh này.

“Qua kiểm tra, tôi nhận thấy báo cáo của ngành thú y tỉnh chưa đúng với tình hình đang xảy ra. Bình Định phải rà soát lại và đánh giá đúng tình hình thực tế để kịp thời có biện pháp đối phó; đồng thời củng cố tuyến thú y cơ sở và chỉ đạo sâu sát chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là cấp thôn phải thường xuyên kiểm tra trên địa bàn để kịp thời phát hiện ổ dịch, khống chế lây lan. Đối với những hộ chăn nuôi có đàn gia cầm lớn bị chết, các địa phương cần rà soát, thống kê để họ được nhận hỗ trợ theo quy định của Nhà nước”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám chỉ đạo.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm