| Hotline: 0983.970.780

Kiên cố hóa trường học ở Nghệ An: Nỗi khổ đổ xuống đầu thầy trò

Thứ Sáu 19/08/2011 , 10:36 (GMT+7)

Do cách làm của từng địa phương, kế hoạch trên đã để lại biết bao hệ lụy cho học sinh và các thầy cô giáo vùng sâu vùng xa.

Để xoá bỏ hoàn toàn các trường tranh tre nứa mét, trường xuống cấp, bắt đầu từ năm 2005- 2013, Thủ tướng Chính phủ cho phép dùng trái phiếu Chính phủ đầu tư 90%, địa phương tự túc 10% để thực hiện chương trình. Thế nhưng, do cách làm của từng địa phương, kế hoạch trên đã để lại biết bao hệ lụy cho học sinh và các thầy cô giáo vùng sâu vùng xa.

Tháng 8/2010, được đầu tư kinh phí xây dựng 10 phòng học kiên cố bằng trái phiếu Chính phủ giai đoạn hai 2008 - 2013 (giai đoạn 2), Trường tiểu học Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ phấn khởi làm lễ khởi công. Cty TNHH Hồng Châu, đơn vị thi công lập tức san phẳng 4 phòng học, 2 phòng chức năng, 1 nhà thiết bị 3 gian và 1 phòng đoàn đội, đồng thời chặt hệ thống cây xanh ở sân trường nhằm tạo không gian rộng rãi cho máy xúc, máy ủi tiến vào công trường. Khi phần hố móng 10 phòng học rộng mênh mông, sâu hun hút hoàn thành. Thầy và trò Trường TH Kỳ Tân ai nấy đều phấn khởi. Các bậc phụ huynh tin rằng trong 1 ngày gần nhất con em mình sẽ được học trong 1 ngôi trường kiên cố, khang trang. 

Hố móng Trường TH Kỳ Tân chưa kịp thi công

Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Sự thất vọng đã nhanh chóng ập đến. Vừa đào xong phần móng, nhà thầu đã kêu vốn hết, tạm thời đình chỉ thi công. Học sinh tiểu học hiếu động giờ ra chơi lắm em còn rơi xuống hố móng đào sẵn gãy tay chân; các lớp học buộc phải dồn vào nhà bảo vệ, thư viện hoặc kê thêm ghế vào các phòng học khác để “nhồi” thêm học sinh vào học. Trang thiết bị dạy và học cũng buộc phải chất đống vào…nhà bếp.

Thầy Hiệu trưởng Dương Thanh Cảnh than thở: Không ngờ việc “tạm hoãn” thi công lại lâu đến vậy. Trường chúng tôi được công nhận đạt chuẩn từ năm 2004, nay nếu Sở GD-ĐT về kiểm tra thì chưa biết sẽ xử lý ra sao bởi toàn bộ cảnh quan của trường đã bị phá vỡ. Nguy hơn nữa là chất lượng giáo dục bị giảm sút, hoạt động ngoài trời bị ảnh hưởng. Thầy cô suốt ngày nơm nớp lo tai nạn xảy đến với học sinh bất cứ lúc nào vì hố móng sâu, rộng lại không hề có hàng rào bảo vệ bao quanh mà các em học sinh cấp 1 thì vốn hiếu động nên cứ nhằm hố móng thi nhau…trèo và nhảy.

Cùng chung số phận như Trường tiểu học Kỳ Tân, nhưng bi đát hơn là Trường Tiểu học Dũng Hợp. Trường này có hai phân hiệu Nghĩa Hợp và Thuận Yên cùng một lúc nhà thầu đập đi 16 phòng học để khởi công đào móng, nhưng may mắn hơn là 2 nhà thầu Nam Hà và Cty Phương Đông trường vốn hơn nên họ đổ xong móng, hoàn thành phần thô tầng 1 mới cạn vốn. Hiện nay, thép trụ chờ đang giãi dầu mưa nắng đã lên màu gỉ sét. Cỏ và cây dại mọc um tùm vây kín khu vực thi công. Cả 6 lớp ở phân hiệu Nghĩa Hợp phải đưa vào học ở các phòng chức năng, lán giữ xe và văn phòng nhà trường.  

Trang thiết bị dạy và học chất trong kho ở trường Kỳ Tân

Tai hại nhất là 10 lớp ở phân hiệu Thuận Yên gồm hai lớp 1, hai lớp 2, hai lớp 3, một lớp 4 và 3 lớp 5 không còn chỗ nào để “nhồi nhét”. Nhà trường phải gửi về 10 nhà văn hóa của 10 xóm để học. Các xóm ở xa nhau hàng chục km đường rừng nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dạy và học. Các sinh hoạt tập thể của trường, hoạt động ngoài giờ đành chịu vì không thể thực hiện được. Trong khi đó, trường chỉ được cơ cấu 1 giáo viên Âm nhạc, 1 giáo viên Mỹ thuật, 1 giáo viên dạy tiếng Anh nên hàng tuần, số giáo viên này liên tục phải "chạy xô" hết 10 chỗ đến khổ.

"Chuyện này may ra cỡ cấp UBND tỉnh có phương án thì may ra mới có thể cứu vãn được”, ông Trịnh Hữu Thành, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Tân Kỳ.

Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hiến chán nản: “Khi chưa có chương trình này, trường của chúng tôi vẫn học tạm được, đáng lẽ khi nguồn vốn kiên cố hóa chưa đủ thì không nên bố trí dàn trải như vậy. Suốt 1 năm qua, thầy trò đã cố đến mức tối đa với hy vọng việc nhà thầu dừng lại chỉ là tạm thời nhưng như tình hình hiện tại thì không biết chúng tôi còn phải cố đến bao giờ?”.

Tầng 1 phân hiệu Thuận Yên

Để tình hiểu sâu về vấn đề này, chúng tôi liên hệ cán bộ các xã trên, thì lãnh đạo các xã đều bảo: Do nhà thầu thiếu vốn(?!) Tìm đến các nhà thầu, họ lại đổ lỗi là: Huyện không cho ứng 40% vốn sau khi xong móng theo quy định nên chúng tôi phải è cổ trả lãi suất 22% cho ngân hàng, càng làm càng lỗ nên phải dừng lại. Hỏi đến lãnh đạo huyện thì hoá ra: Trên chưa rót vốn về nên huyện cũng…chịu (!?)

Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Hữu Thành, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Tân Kỳ cho biết: “Không chỉ 2 trường tiểu học nói trên, huyện Tân Kỳ “dính” đến 14 gói thầu tương tự như thế. Sau khi thực hiện chủ trương siết chặt đầu tư công, trong đó có việc tạm đình chỉ các công trình đang thi công dở thì chúng tôi cũng …dở khóc, dở mếu. Tại cuộc họp HĐND huyện vừa qua, nhiều đại biểu bức xúc chất vấn vấn đề này. HĐND huyện đã đưa ra quyết sách “Huy động các nguồn lực đối ứng, thu triệt để 10% từ các địa phương, huy động ngân sách xã, hoàn thiện công trình để các em có trường học”… nhưng xem ra kế hoạch này rất khó thực hiện, vì ngân sách các địa phương vùng sâu vùng xa không thể có tiền tỉ để đáp ứng nguồn vốn cho các hạng mục công trình".

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm