| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang hoàn thành vượt mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Thứ Sáu 04/10/2019 , 08:51 (GMT+7)

Kiên Giang là 1 trong 4 tỉnh vùng ĐBSCL đã đạt vượt mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới (NTM), với 64/117 xã và huyện Tân Hiệp được công nhận đạt chuẩn, có 107 xã hoàn thành tiêu chí thu nhập, bình quân đạt 46,2 triệu đồng/người/năm. 

Đó là những thành quả được báo cáo tại hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm Chương trình MTQG xây dựng NTM, giai đoạn 2010-2020, do UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức chiều 3/10.

17-19-56_1b_dng_tuyet_em_pho_bi_thu_thuong_truc_tinh_uy_chu_tich_hdnd_tinh_kien_ging_pht_bieu_chi_do_hoi_nghi
Bà Đặng Tuyết Em, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị.


Những kết quả nổi bật

Sau gần 10 năm, tỉnh Kiên Giang đã đạt được những kết quả rất ấn tượng. Công tác tuyên truyền, vận động đã được Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động bằng nhiều hình thức thiết thực, phong trào thi đua đã hình thành nhiều mô hình mới, cách làm hay. Phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, xuất hiện nhiều tập thể, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM.

Các xã đều có sự chuyển biến đáng kể về các tiêu chí, đều đạt từ 9 tiêu chí trở lên, vượt so với kế hoạch của tỉnh và cao hơn so với mức hoàn thành của cả nước và vùng ĐBSCL. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - kinh tế xã hội, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi… được đầu tư cơ bản, đồng bộ và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư nâng cấp và xây mới đã cơ bản hoàn chỉnh và đồng bộ. Đến nay hệ thống thuỷ lợi của tỉnh cơ bản phục vụ được nhiệm vụ tưới tiêu, kiểm soát lũ, nước mặn xâm nhập, từng bước đáp ứng yêu cầu nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp của hai huyện Kiên Lương, Giang Thành.

Đã xây dựng 117 hệ thống cống trên đê, 2.704 km kênh mương được kiên cố hóa, 609 công trình thủy lợi nội đồng được cải tạo, nâng cấp và có 1.252 trạm bơm trong đó 240 trạm bơm điện vừa và nhỏ được xây mới. Hệ thống kênh thoát lũ, dẫn ngọt vùng Tứ giác Long Xuyên và tây Sông Hậu đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, ngăn mặn để sản xuất 2 vụ lúa ổn định, có trên 90.000 ha có khả năng sản xuất 3 vụ/năm.

17-19-56_4co_gioi_ho_trong_sn_xut_lu_ngy_cng_co_gii_phong_suc_lo_dong_nng_co_hieu_qu_sn_xut
Cơ giới hóa trong sản xuất lúa giúp giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Hệ thống điện được đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp, đã có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt cho vùng lõm, vùng sâu, vùng xa, đảo Phú Quốc, Kiên Hải và xây dựng các trạm phát điện trên các đảo, nâng số xã có điện sinh hoạt đạt 100%.

Ngành giáo dục quyết tâm xây dựng trường lớp học tại các xã, để rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị trong việc dạy và học. Tỉnh Kiên Giang cũng có nhiều chủ trương, chính sách về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Tái cơ cấu nông nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 46,2 triệu đồng/người/năm, tăng 1,57 lần so với năm 2015 (29,5 triệu đồng), cao hơn trung bình vùng ĐBSCL (36,7 triệu đồng) cũng như của cả nước (35,88 triệu đồng). Trong đó, địa phương có thu nhập bình quân cao nhất là huyện Kiên Lương, đạt 57 triệu đồng/người/năm.

Đồng thời, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với nhiều thành quả đạt được từ thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Công tác ứng dụng, chuyển giao giống mới, kỹ thuật canh tác, quy trình sản xuất thích ứng hơn với biến đổi khí hậu được đẩy mạnh, các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP được tăng cường áp dụng.
 

Không để nợ đọng

Xây dựng NTM là chương trình lớn, tác động toàn diện đến đời sống, kinh tế, xã hội ở nông thôn, cần huy động tổng thể các nguồn lực thực hiện.

Do đó, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở giai đoạn đầu (2011-2015), phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều đáng mừng là trong 10 năm qua, trên địa bàn Kiên Giang không có địa phương nào để nợ đọng trong xây dựng NTM.

Tròn 10 năm, tỉnh Kiên Giang đã huy động được là 29.186 tỷ đồng để đầu tư, hỗ trợ các địa phương xây dựng NTM, trong đó, vốn Trung ương 1.023 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 2.179 tỷ đồng, huy động doanh nghiệp 1.965 tỷ đồng, còn lại là vốn vay tín dụng và các nguồn khác.

Từ những nguồn lực trên, các xã đã cơ sở hạ tầng, xây dựng hoàn thành các tiêu chí NTM. Đến nay, đã có 64/117 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 54,7%), cao hơn bình quân chung của cả nước (50,8%) và vùng ĐBSCL (43,78%). Bình quân toàn tỉnh đạt 16,8 tiêu chí/xã (tăng 11,3 tiêu chí/xã so với năm 2011), cao hơn so với bình quân chung toàn vùng và cả nước.

17-19-56_5nuoi_tom_cong_nghe_co_tren_di_bn_tinh_kien_ging_mng_li_hieu_qu_kinh_te_nng_co_thu_nhp_vung_nong_thon
Nuôi tôm công nghệ cao tại tỉnh Kiên Giang, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Đến nay, tỉnh có 9 huyện, thành phố có từ 50% số xã đạt chuẩn trở lên, trong đó nhiều huyện đạt cao như: Giồng Riềng (15/18), Tân Hiệp (10/10), Gò Quao (8/10), Vĩnh Thuận (6/7), Kiên Lương (5/7), Châu Thành (5/9)… Ngoài Tân Hiệp được công nhận huyện NTM năm 2015, hiện 4 huyện gồm Gò Quao, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương đang phấn đấu sớm về đích trong năm nay hoặc năm sau. Kiên Giang cùng với các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long là 4/13 tỉnh ĐBSCL đạt vượt mục tiêu xây dựng xã NTM.
 

Xây dựng thêm 4 huyện NTM

Đến cuối năm 2019, tỉnh đã xét và công nhận thêm 8 xã NTM còn lại của các huyện Vĩnh Thuận, Giồng Riềng, Gò Quao và Kiên Lương, đảm bảo 4 huyện NTM có 100% số xã đạt chuẩn. Thẩm định 9 xã theo đăng ký của các huyện Kiên Hải, U Minh Thượng, Hà Tiên, Châu Thành, Phú Quốc, An Minh, An Biên. Thẩm định và trình Trung ương, công nhận huyện Vĩnh Thuận đạt chuẩn NTM năm 2019 và các huyện Gò Quao, Giồng Riềng và Kiên Lương đạt chuẩn năm 2020. Thẩm định, trình Trung ương công nhận thêm ít nhất 02 xã nâng cao và 01 xã kiểu mẫu.

Giai đoạn 2021-2025, có thêm ít nhất là 5 huyện U Minh Thượng, Châu Thành, Hà Tiên, Phú Quốc, Kiên Hải được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Trong đó, Tân Hiệp là đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đến năm 2025, toàn tỉnh phải có 100 xã đạt chuẩn NTM, 30 xã đạt chuẩn nâng cao, 15 xã đạt chuẩn kiểu mẫu.

Các công trình hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước, trường học, trạm y tế đảm bảo tính kết nối, liên thông và ứng phó với biến đổi khí hậu, thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng khai thác được lợi thế địa phương, đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình OCOP gắn với phát triển du lịch. Chú trọng đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp gắn với lchuỗi giá trị.

17-19-56_3xy_dung_ntm_d_gop_phn_lm_thy_doi_duoc_tp_qun_phuong_thuc_sn_xut_giup_nong_dn_kien_ging_ung_dung_hieu_qu_cong_nghe_40_trong_sn_xut_lu
Xây dựng NTM đã góp phần làm thay đổi tập quán, phương thức sản xuất, giúp nông dân Kiên Giang ứng dụng hiệu quả công nghệ 4.0 trong sản xuất lúa.

Thực hiện lồng ghép, thống nhất cơ chế đầu tư, huy động tối đa nguồn lực của địa phương từ tỉnh, huyện, xã, đóng góp của nhân dân để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM. Dự kiến tổng nhu cầu vốn để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình giai đoạn 2021-2025 là 17.000 tỷ đồng.

Kết luận hội nghị, ông Đỗ Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đánh giá: Chương trình xây dựng NTM đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức của người dân nâng lên, thay đổi được tập quán, phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, thu nhập dần cải thiện. Tuy nhiên, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền chưa đồng đều, có nơi còn thiếu quyết liệt. Nguồn vốn đầu tư cho chương trình chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, một số nơi sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả.

17-19-56_2ong_do_thnh_binh_pho_chu_tich_ubnd_tinh_kien_ging_pht_bieu_ket_lun_hoi_nghi_1
Ông Đỗ Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Giai đoạn tới, các địa phương phải phấn đấu đạt được kế hoạch đã đề ra, nhất là những huyện NTM. Phải xây dựng kế hoạch thực hiện sát với thực tế địa phương, có lộ trình thực hiện và phải có kiểm tra, giám sát, đánh giá. Có kế hoạch phân bổ vốn đúng lộ trình để các địa phương thực hiện có hiệu quả. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM rồi lại bị rớt tiêu chí.

“Kết quả qua 10 năm xây dựng NTM đạt được là tích cực, cao hơn trung bình của khu vực và cả nước, ghi nhận sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp chính quyền và người dân. Nhờ đó, thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, kết quả giữa các địa phương còn chênh lệch lớn, chất lượng giữa các xã đạt chuẩn NTM không đồng đều, nhất là ở các tiêu chí văn hóa, giáo dục, an ninh trật tự… Vì vậy, các cấp, các ngành phải quyết tâm, phấn đấu nhiều hơn nữa, nhất là các địa phương kết quả đạt được còn thấp. Tập trung nâng cao chất lượng các xã đã đạt chuẩn, phấn đấu trở thành xã NTM nâng cao, kiễu mẫu”.

(Bà Đặng Tuyết Em, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang)

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm