| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Lũ lớn, thiệt hại nhỏ

Thứ Hai 01/10/2018 , 09:45 (GMT+7)

Mùa lũ năm nay lớn, nước đổ về sớm và tăng cao hơn so với mức dự báo nhưng nhờ chủ động và tích cực triển khai các biện pháp ứng phó, nông dân Kiên Giang đã bảo vệ tốt vụ lúa hè thu và thu đông, diện tích bị thiệt hại chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Giảm thiểu thiệt hại

Cuối tuần qua, TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cùng với đại diện Chi cục Thủy lợi, Trồng trọt-BVTV, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đi kiểm tra vùng rốn lũ Tứ giác Long Xuyên, gồm các huyện Giang Thành, Kiên Lương và Hòn Đất. Đây là các địa phương được xác định là bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi nước lũ đổ về, với trên 150 ngàn ha lúa đang trong giai đoạn trổ, chín có nguy cơ bị ngập úng.

17-05-03_1ts_do_minh_nhut_pho_gim_doc_so_nn-ptnt_kien_ging_cung_voi_cc_don_vi_chuc_nng_di_kiem_tr_tinh_hinh_bo_ve_sn_xut_ti_vung_ron_lu_tu_gic_long_xuyen_1
TS Đỗ Minh Nhựt (bìa trái), Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cùng với các đơn vị chức năng đi kiểm tra tình hình bảo vệ sản xuất tại vùng rốn lũ Từ giác Long Xuyên

Ông Nhựt cho biết: “Khi có thông tin dự báo năm nay có lũ lớn, chúng tôi rất lo ngại cho vùng Tứ giác Long Xuyên. Vì nơi đây chiếm phần lớn diện tích sản xuất lúa của tỉnh, nhưng lại là vùng trũng và là hướng thoát lũ chính ra biển Tây. Vì vậy, ngành đã chỉ đạo các địa phương tích cực triển khai các giải pháp gia cố đê bao, huy động mọi nguồn lực để bảo vệ sản xuất. Đồng thời vận động người dân tích cực tôn tạo hệ thống đê bao nội bộ, không để nước tràn vào nội đồng”.

Cuối tháng 8, khi 2 đập điều tiết lũ Tha La - Trà Sư (phía An Giang) được xả, một lượng nước rất lớn đã đổ dồn về phía hạ lưu, theo các kênh rạch để thoát ra biển Tây. Khoảng 4 ngày sau, nước đã tràn về và gây ảnh hưởng tới các trà lúa tại vùng Tứ giác Long Xuyên. Điều đáng lo ngại là trong khu vực này vẫn còn trên 150.000ha lúa hè thu đang trong giai đoạn trổ chín và lúa thu đông mới gieo sạ, có nguy cơ bị thiệt hại.

Tại huyện biên giới Giang Thành, có trên 42.000ha lúa hè thu cần phải bảo vệ khẩn cấp. Ông Nguyễn Thành Được, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết, nước lũ năm nay về sớm và cao hơn dự báo. Nhất là sau khi xả đập Tha La - Trà Sư, mực nước nội đồng tăng rất nhanh nên mọi phương tiện, máy móc đều được huy động, thậm chí là làm xuyên đêm để cứu lúa. Nhờ đó, nhiều diện tích lúa đã được bảo vệ an toàn. Đến nay đã có hơn 22.000ha lúa đã được thu hoạch an toàn. Tổng diện tích lúa bị thiệt hại do ngập lũ là 450ha. Diện tích còn lại khoảng hơn 10 ngày nữa sẽ thu hoach dứt điểm, đang được bảo vệ tốt.

Huyện Hòn Đất có khoảng 82.000ha lúa hè thu và thu đông còn trên đồng ruộng khi lũ tràn về. Nhờ chủ động triển khai gấp rút các giải pháp phòng chống nên mức độ thiệt hại rất thấp. Ông Đào Xuân Nha, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hòn Đất cho biết: “Đến thời điểm này toàn huyện thống kê có 53,3ha lúa và 13,8ha rau, màu (khoai lang, củ kiệu, hành, ớt) bị thiệt hại do lũ gây ra. Hiện còn 18.786ha lúa hè thu và khoảng 3.000ha lúa thu đông sẽ thu hoạch dứt điển từ nay đến cuối tháng 10. Những diện tích này đều nằm trong khu vực đê bao an toàn và đang được bảo vệ tốt”.

Sau khi đi khảo sát, TS Đỗ Minh Nhựt đánh giá các địa phương đã rất tích cực trong phòng chống lũ. Nhiều diện tích lúa tưởng chừng như không thể giữ được nhưng đã được bảo vệ an toàn, thu hoạch đảm bảo năng suất. Với diện tích rất lớn nhưng có huyện chỉ thiệt hại vài chục ha hoặc vài trăm ha, chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Có thể khẳng định là các địa phương đã nỗ lực hết mình để giảm thiểu thiệt hại cho bà con nông dân.
 

Cơ hội củng cố đê bao

Hiện diện tích lúa toàn khu vực này còn khoảng 50.000ha, gồm cả lúa hè thu và thu đông. Các diện tích sau khi thu hoạch lúa song đều được xã lũ tràn đồng để vệ sinh đồng ruộng, tạo môi trường cho các loài thủy sản phát triển. Hơn nữa, việc xả lũ tràn đồng còn làm giảm áp lực cho các khu vực còn lại chưa thu hoạch.

17-05-03_2nhieu_dien_tich_lu_o_vung_tu_gic_long_xuyen_tuong_chung_nhu_khong_the_giu_duoc_khi_lu_lon_do_ve_nhung_d_duoc_b_con_nong_dn_v_chinh_quyen_bo_ve_n_ton_thu_hoch_dm_bo_nng_sut_1
Nhiều diện tích lúa ở vùng Từ giác Long Xuyên tưởng chừng như không thể giữ được khi lũ lớn đổ về nhưng đã được bà con nông dân và chính quyền bảo vệ an toàn, thu hoạch đảm bảo năng suất

Sau mùa lũ lớn, hệ thống đê bao bảo vệ sản xuất đã được gia cố rất vững chắc. Theo thống kê, tại huyện Giang Thành đã có 194 km đê bao, bờ bao được gia cố, với cao trình là 2,5m, bảo vệ an toàn cho trên 13.000ha lúa ở khu vực trũng thấp, xung yếu.

Tại huyện Kiên Lương, người dân đã chủ động gia cố được 90km đê bao, bờ bao, cùng với đó nhà nước thực hiện gia cố 29km đê bao, với cao trình sau khi gia cố là 2m, bảo vệ an toàn cho hàng chục ngàn ha lúa. Tương tự, huyện Hòn Đất đã có trên 200km đê bao được gia cố lại, đảm bảo an toàn. Ông Đào Xuân Nha, Trưởng phòng NN-PTNT hòn Đất cho biết: “Đến thời điểm này, theo thông kê, tổng chiều dài tuyến đê bao, bờ bao mà nông dân trong huyện tự gia cố là 122km. Còn nhà nước thực hiện là 108km và gia cố 27 cống đập, với tổng kinh phí hơn 26 tỷ đồng”.

TS Đỗ Minh Nhựt cho biết, mùa lũ lớn cũng là cơ hội tốt để các địa phương nạo vét kênh mương, gia cố lại hệ thống đê bao, bờ bao bảo vệ sản xuất. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng trăm km đê bao đã được gia cố lại, đảm bảo cao trình, nếu bình thường khó có thể làm được. Thập chí một số tuyến đê đi qua đất của dân họ yêu cầu nhà nước phải có bồi hoàn mới cho gia cố lại. Nhưng khi có lũ lớn tràn về, họ lại tích cực “nhà nước và nhân dân cùng làm” để bảo vệ sản xuất.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm