| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Sạt lở “ngoạm” mất đất rừng của 12 hộ dân

Thứ Tư 28/01/2015 , 09:13 (GMT+7)

Ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, tình trạng sạt lở đê biển trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến khá phức tạp. 

Qua theo dõi từ năm 2010 đến nay, khu vực ven biển Kiên Giang không ổn định và thay đổi theo từng năm. Mặc dù có những đoạn được bồi đắp nhưng không đáng kể, tình hình xói lở vẫn nhiều hơn bồi tụ.

Nhiều nơi bờ biển xói lở đến tận khu dân cư như đoạn qua các huyện Hòn Đất, An Biên, An Minh, với tốc độ xói lở rất nhanh, từ 100 - 150 m/năm.

Đặc biệt là tại huyện An Minh đã có 12 hộ bị sóng biển làm xói lở mất toàn bộ diện tích đất rừng nhận khoán và 350 hộ khác đang bị ảnh hưởng.

Theo ông Nhịn, nguyên nhân chính làm cho tình trạng xói lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng là do thiếu rừng phòng hộ. Trong khi kinh phí để thực hiện trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển hiện nay rất hạn chế, không đủ để trồng và bảo vệ cho rừng đủ sức phát triển.

Vì vậy, từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh chỉ trồng được 47 ha rừng phòng hộ ven biển. Các biện pháp hạn chế trình trạng xói lở và mất rừng chưa được triển khai.

Để khắc phục dần tình trạng xói lở bờ biển, tỉnh Kiên Giang đã kiến nghị Chính phủ xem xét nâng mức hỗ trợ trồng rừng từ 14 triệu đồng/ha như hiện nay lên từ 50 - 120 triệu đồng/ha tùy vào bãi bồi hay bãi lở, cần phải làm hàng rào giữ bùn trước khi trồng.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.