| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang thiệt hại 2.350 tỷ đồng

Thứ Hai 28/03/2016 , 08:55 (GMT+7)

Đó là số liệu được UBND tỉnh Kiên Giang báo cáo với đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đến kiểm tra công tác phòng, chống hạn, mặn, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh vào cuối tuần qua.

15-29-48_1-ong-mi-nh-nhin-pho-chu-tich-ubnd-tinh-kien-ging-xc-dinh-bn-do-vung-bi-nh-huong-hn-mn-cn-co-gii-php-cong-trinh-de-khc-phuc
Ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang xác định bản đồ vùng bị ảnh hưởng hạn, mặn cần có giải pháp công trình để khắc phục

Báo cáo với đoàn, TS. Đỗ Minh Nhựt, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tính đến thời điểm này toàn tỉnh đã có 86.082 ha lúa bị thiệt hại do nắng hạn và nhiễm mặn, ước tổng giá trị thiệt hại là 2.350 tỷ đồng, với 32.481 hộ nông dân bị ảnh hưởng.

Cụ thể vụ lúa HT và TĐ 2015, tổng diện tích thiệt hại do nắng hạn là 29.577 ha, trong đó lúa HT là 23.483 ha, lúa TĐ 6.094 ha và 123 ha rau màu, ước tổng giá trị thiệt hại 861,3 tỷ đồng, số hộ bị thiệt hại là 1.316 hộ. Kinh phí cần hỗ trợ theo chính sách thiên tai là 46,7 tỷ đồng.

Còn vụ lúa mùa và ĐX 2015-2016, tính đến đầu tháng 3 đã có 65.505 ha của 31.175 hộ nông dân bị thiệt hại, chủ yếu là do hạn, mặn. Trong đó, diện tích lúa mùa là 33.939 ha, ĐX 22.866 ha; mức độ thiệt hại trên 70% chiếm 35.270 ha, còn lại từ 30-70%, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Ước tổng giá trị thiệt hại lên đến 1.489,5 tỷ đồng; kinh phí cần hỗ trợ theo chính sách thiên tai là 92,6 tỷ đồng.

Theo dự báo, hiện tượng El Nino có thể kéo dài đến tháng 6/2016, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất đầu vụ HT (kế hoạch 302.000 ha) và TĐ 2016 (120.000 ha), nhất là ở các huyện vùng U Minh Thượng, khu vực ven biển vùng Tứ giác Long Xuyên và ven sông Cái Lớn, Cái Bé vùng Tây Sông Hậu.

Không chỉ gây thiệt hại, làm thất thu hàng chục ngàn ha, mà nắng hạn và xâm nhập mặn còn làm giảm năng suất lúa của tỉnh Kiên Giang, làm giảm sản lượng cả trăm ngàn tấn.

Cụ thể, năng suất lúa bình quân của vụ mùa 2015 toàn tỉnh ước chỉ đạt 3,39 tấn/ha, thấp hơn 1,2 tấn/ha so với vụ mùa năm trước, làm sản lượng giảm 79.539 tấn.

15-29-48_3-thu-truong-trn-thnh-nm-dn-du-don-cong-tc-den-kiem-tr-cong-tc-phong-chong-hn-mn-khc-phuc-hu-qu-thien-ti-ti-tinh-kien-ging
Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra công tác phòng, chống hạn, mặn, khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh Kiên Giang

Vụ ĐX 2015-2016, năng suất bình quân ước đạt 7 tấn/ha, thấp hơn so với cùng kỳ 0,23 tấn/ha, sản lượng giảm tới 115.191 tấn. Để bù đắp lại sản lượng bị sụt giảm, ngành nông nghiệp Kiên Giang đang nỗ lực tăng diện tích gieo sạ trong vụ HT và TĐ 2016. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng không đơn giản trong bối cảnh hạn, mặn được dự báo là còn kéo dài ít nhất trong khoảng 3-4 tháng nữa.

Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang Nguyễn Văn Tâm cho biết, hiện tình trạng xâm nhập mặn đã lấn sâu vào đất liền khoảng 30 km, song song với đó là tình trạng sạt lở đê biển cũng đang diễn biến hết sức phức tạp. Xâm nhập mặn không chỉ gây thiệt hại cho cây trồng mà cả với nghề nuôi tôm nước lợ khi độ mặn đã tăng quá cao (trên 30%o), làm tôm dễ phát sinh dịch bệnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu đến ĐBSCL, trong đó có Kiên Giang ngày càng hiện hữu và để lại hậu quả hết sức nặng nề.

Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải rà soát lại quy hoạch, tiến hành điều tra xác định từng tiểu vùng có điều kiện sinh thái gần giống nhau, đặc biệt là điều kiện về nguồn nước tưới, ảnh hưởng mặn, thời gian mặn… để bố trí cơ cấu mùa vụ cây trồng thích hợp.

15-29-48_2-dp-ngn-song-tren-tuyen-kenh-rch-gi-long-xuyen-mot-trong-2-cong-trinh-khn-cp-duoc-ubnd-tinh-kien-ging-chi-do-trien-khi-de-ngn-mn-tiep-tuc-ln-su-vo-noi-dong
Đập ngăn sông trên tuyến Kênh Rạch Giá - Long Xuyên, một trong 2 công trình khẩn cấp được UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo triển khai để ngăn mặn tiếp tục lấn sâu vào nội đồng

Cụ thể, đối với vùng U Minh Thượng, khu vực ven biển từ kênh Chống Mỹ trở ra đê quốc phòng dự kiến sẽ điều chỉnh quy hoạch từ tôm - lúa sang chuyên nuôi trồng thủy sản. Phía nam quốc lộ 80 trở ra biển ở vùng Tức giác Long Xuyên sẽ chuyển đổi từ 2 vụ lúa/năm sang sản xuất 1 vụ tôm, 1 vụ lúa (tôm - lúa).

Là tỉnh có tới hơn 200 km bờ biển, việc kiểm soát mặn khu vực ven biển của Kiên Giang cần có vốn đầu tư rất lớn cho giải pháp công trình. Hiện nay, tuyến đê biển từ TP Rạch Giá, qua Hòn Đất đến huyện Kiên Lương, hệ thống cống kiểm soát mặn, thoát lũ đã xây dựng được 46 cống bằng vốn Trung ương, trái phiếu Chính phủ và đang xây dựng thêm cống sông Kiên (vốn chương trình ứng phó với biến đổi khí khậu) và cống kênh Cụt (vốn vay Ngân hàng Thế giới). Tuyến đê biển An Biên - An Minh mới chỉ khởi công xây dựng được 6/31 cống bằng vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu hàng năm.

Tuy nhiên, do thiếu vốn nên các công trình này chỉ mới hoàn thành các hạng mục chính, riêng cống Xẻo Nhàu đã phải ngưng thi công từ đầu năm 2015 vì không đủ vốn.

“Để hoàn thành các công trình này cần tổng số vốn lên đến hơn 2.304 tỷ đồng, đó là chưa kể 2 công trình rất lớn là cống kiểm soát mặn trên sông Cái Lớn và Cái Bé, có tác dụng cho cả vùng Bán đảo Cà Mau. Để phòng chống hạn trước mắt, ngoài vận hành các cống hiện có, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương đắp được 118/154 đập tạm, đồng thời chỉ đạo các ngành liên quan khẩn cấp triển khai đắp 2 đập ngăn kênh Rạch Giá - Hà Tiên (tại xã Hòa Điền, Kiên Lương) và Kênh Rạch Giá - Long Xuyên (tại TP Rạch Giá) để ngăn mặn từ biển tiếp tực lấn sâu vào nội đồng”, ông Nhịn cho biết.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi: Kiên Giang và Bến Tre là 2 tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất trong đợt hạn, mặn lịch sử lần này. Mặc dù diện tích bị nhiễm mặn của Kiên Giang không bao phủ toàn tỉnh như Bến Tre nhưng diện tích sản xuất bị thiệt hại lại rất lớn. Tình hình hạn, mặn được dự báo còn kéo dài và xu hướng năm sau sẽ khốc liệt hơn năm trước.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất