| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang ứng dụng công nghệ sinh học chọn tạo giống lúa mới

Thứ Sáu 26/01/2018 , 10:57 (GMT+7)

Kiên Giang là tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn nhất cả nước, năm 2018, Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang tiếp tục phát huy thế mạnh này, tập trung năng lực toàn đơn vị vào sản xuất và cung ứng lúa giống.

10-29-00_2-cc-di-bieu-thm-du-dong-gop-y-kien-voi-hoi-nghi-1
Các đại biểu tham dự, đóng góp ý kiến với hội nghị

“Trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học chọn tạo giống, đơn vị đã đưa vào sử dụng các thiết bị hiện đại như hệ thống máy PCR, điện di…để hỗ trợ cho công tác chọn tạo giống nhờ merker phân tử. Kết quả đã lai tạo và chọn lọc được các giống lúa mới mang tên GKG đáp ứng được mục tiêu chọn giống năng suất cao, chất lượng gạo ngon, chống chịu mặn tốt, thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay”.

Thông tin trên được TS. Ngô Đình Thức, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang báo cáo tại hội nghị tổng kết chương trình giống cây trồng vật nuôi năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 được tổ chức sáng 28/1, tại TP Rạch Giá.

Theo đó, trong bộ giống GKG do Trung tâm lai tạo, 2 giống GKG1, GKG9 đã được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) công nhận là giống chính thức và 2 giống GKG5 và GKG24 được công nhận sản xuất thử tại ĐBSCL, khảm nghiệm khu vực các giống GKG30, GKG35. Để chủ động nguồn giống siêu nguyên chủng (SNC) cung cấp cho hệ thống nhân giống 4 cấp, Trung tâm đã tỗ chức sản xuất tại 3 trại giống Mỹ Lâm, Minh Lương và Tân Hiệp, với sản lượng thu được gần 13 tấn. Với mạng lưới nhân giống lúa cấp xác nhận tại các huyện, trung bình lượng giống sản xuất đạt 12.000 tấn/vụ, phục vụ sản xuất đại trà trên 100.000 ha/vụ, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu lúa giống của nông dân trong tỉnh.

Bên cạnh giống lúa, Trung tâm còn sản xuất và cung ứng nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, giúp gia tăng năng suất, chất lượng và gia trị hàng hóa nông nghiệp của tỉnh. Cụ thể như giống dừa dứa, sầu riêng Monthon, chuối Philippines, Tá quạ, các loại hoa lan, hoa chuông… Các giống vật nuôi có thế mạnh và tiềm năng phát triển trên đại bàn tỉnh như: heo, dê, gia cầm…

Kiên Giang là tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn nhất cả nước, năm 2018, Trung tâm tiếp tục phát huy thế mạnh này, tập trung năng lực toàn đơn vị vào sản xuất và cung ứng lúa giống, đảm bảo chủ động nguồn giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng cung cấp đầu vào cho các trại và mạng lưới. Tạo ra các sản phẩm có nhiều ưu điểm nổi bật mang tính khác biệt và có bản quyền gắn với thương hiệu của đơn vị như các giống lúa GKG. Chú trọng mở rộng thị trường thông qua các kênh phân phối như cung ứng qua hệ thống đại lý rộng khắp từ tỉnh xuống huyện và mở rộng ra các tỉnh lân cận.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm