| Hotline: 0983.970.780

Kiến nghị thu phí bảo trì đường bộ qua lốp xe

Thứ Sáu 31/05/2013 , 09:41 (GMT+7)

Cho rằng sau 5 tháng thu phí đường bộ qua đầu phương tiện phát sinh nhiều bất cập, đại diện các doanh nghiệp đề nghị Bộ GTVT xem xét thu phí qua lốp xe.

Cho rằng sau 5 tháng thu phí đường bộ qua đầu phương tiện phát sinh nhiều bất cập, đại diện các doanh nghiệp đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét thu phí qua lốp xe.

Ngày 30/5, tại buổi tọa đàm "Giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn giao thông trong hoạt động vận tải hàng hóa", các doanh nghiệp vận tải TP HCM tiếp tục kêu khó trong vấn đề nộp phí bảo trì đường bộ và mong Bộ Giao thông Vận tải kịp thời thay đổi để cứu doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc doanh nghiệp vận tải Sơn Hà cho biết, công ty có 33 đầu kéo với hơn 100 rơ moóc, do kinh tế khó khăn nên hơn một nửa số này phải nằm ở bãi. "Nếu phải đóng phí bảo trì theo quy định thì mỗi năm chúng tôi mất hơn 400 triệu đồng cho đống phương tiện không sử dụng. Số tiền này là cực kỳ nặng nề cho doanh nghiệp trong thời buổi khó khăn hiện nay", ông Sơn nói.

Từ đó, ông Sơn đề nghị Bộ Giao thông thu phí qua lốp xe. Nghĩa là khi mua lốp mới, tiền phí sẽ được đánh vào ngay loại phụ tùng này. "Trước đây Bộ Giao thông bác đề xuất thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu vì cho rằng dễ nhầm lẫn với xe công nông, máy phát điện... Nay thu theo lốp xe là loại phụ tùng mà bắt buộc xe nào cũng phải sử dụng thì sẽ rất công bằng vì xài nhiều thì phải đóng phí nhiều, không sử dụng thì không phải đóng", ông Sơn lập luận và cho rằng hình thức này còn có ưu điểm là không cần huy động đến đơn vị đăng kiểm, công an hay tổ trưởng dân phố mà tất cả đều qua ngành thuế và đơn vị cung cấp phụ tùng xe.


Các doanh nghiệp vận tải đề nghị thu phí bảo trì đường bộ thông qua lốp xe để 
đảm bảo công bằng

Về phía Hiệp hội vận tải TP HCM, Phó chủ tịch Đinh Nam Dinh đề nghị bỏ thu phí đối với sơ mi rơ moóc vì là thiết bị cơ khí đơn giản, không có động cơ... Chỉ khi nào chúng được gắn với đầu kéo thành một tổ hợp thì xe mới lưu thông để chở hàng hóa trên đường. "Nghị định tách đầu kéo và rơ moóc thành hai thiết bị riêng biệt để đánh phí là hoàn toàn vô lý và sẽ tạo thêm gánh nặng ngoài khả năng chịu đựng của doanh nghiệp vận tải", ông Dinh nói.

Cũng theo ông Dinh, việc quy định thu phí theo kỳ đăng kiểm của phương tiện như hiện nay khiến doanh nghiệp vận tải phải đi vay và trả lãi 2 lần cho phương tiện hoạt động (vay để đầu tư phương tiện và vay để nộp phí bảo trì đường bộ) là vô cùng khó khăn. Vì vậy, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải TP HCM đề nghị Bộ Giao thông nên thu phí hàng tháng đối với mỗi phương tiện. "Đến kỳ đăng kiểm xe nào chưa đóng đầy đủ thì cơ quan chức năng không cho đăng kiểm, buộc chủ doanh nghiệp phải nộp tiền phí đầy đủ, cộng cả tiền lãi phát sinh do chậm chi trả nếu có, sau đó mới được phép làm thủ tục", ông Dinh nêu quan điểm.

Đối với tình trạng xe quá tải, gây hư hỏng cầu đường cũng như tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, các doanh nghiệp vận tải tại TP HCM đề nghị Bộ tham mưu để Chính phủ ban hành một nghị định riêng, chuyên xử lý xe quá tải thì mới có thể xóa bỏ được tình trạng này. Trong đó cần quy rõ trách nhiệm và chế tài cụ thể cho mỗi cá nhân, tổ chức để xảy ra tình trạng xe chở hàng quá tải (lãnh đạo các cảng, kho hàng, bến bãi, chủ hàng, chủ phương tiện vận tải...), trách nhiệm quyền hạn của các đơn vị thanh tra, CSGT và của địa phương.

Tại buổi tọa đàm, TS Khuất Việt Hùng, quyền Vụ trưởng Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết sẽ tiếp thu tất cả ý kiến của doanh nghiệp vận tải tại TP HCM, đồng thời báo cáo để Bộ trưởng Đinh La Thăng trình Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn ngay cho các doanh nghiệp.

Từ ngày 1/1, các loại ôtô và xe máy bắt buộc phải đóng phí bảo trì đường bộ. Với ôtô, mức phí phải đóng thấp nhất là 130.000 đồng một tháng (xe dưới 9 chỗ), mức phí cao nhất 1,04 triệu đồng dành cho xe tải, xe chuyên dùng trọng tải trên 27 tấn. Riêng xe máy, có mức thu phí bảo trì đường bộ 50.000-150.000 đồng và do HĐND tỉnh, thành quyết định.

Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, số tiền phí bảo trì đường bộ thu được mỗi năm dự kiến khoảng 9.000 tỷ đồng dùng để nâng cấp và bảo trì đường. Hiện cả nước có hơn 256.600 km đường bộ, trong đó hơn 17.200 km quốc lộ, 23.530 km tỉnh lộ... Tuy nhiên, mỗi năm chỉ nâng cấp và bảo trì được trên 1.000 km quốc lộ, 10.000 m mặt cầu và một số đường hướng tâm tới các đô thị lớn. Tình trạng kỹ thuật đường bộ còn kém, đường hẹp, mặt đường chưa đảm bảo, sụt trượt còn xảy ra thường xuyên, gây ách tắc giao thông.

Từ ngày 1/1, các loại ôtô và xe máy bắt buộc phải đóng phí bảo trì đường bộ. Với ôtô, mức phí phải đóng thấp nhất là 130.000 đồng một tháng (xe dưới 9 chỗ), mức phí cao nhất 1,04 triệu đồng dành cho xe tải, xe chuyên dùng trọng tải trên 27 tấn. Riêng xe máy, có mức thu phí bảo trì đường bộ 50.000-150.000 đồng và do HĐND tỉnh, thành quyết định.

Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, số tiền phí bảo trì đường bộ thu được mỗi năm dự kiến khoảng 9.000 tỷ đồng dùng để nâng cấp và bảo trì đường. Hiện cả nước có hơn 256.600 km đường bộ, trong đó hơn 17.200 km quốc lộ, 23.530 km tỉnh lộ... Tuy nhiên, mỗi năm chỉ nâng cấp và bảo trì được trên 1.000 km quốc lộ, 10.000 m mặt cầu và một số đường hướng tâm tới các đô thị lớn. Tình trạng kỹ thuật đường bộ còn kém, đường hẹp, mặt đường chưa đảm bảo, sụt trượt còn xảy ra thường xuyên, gây ách tắc giao thông.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm