| Hotline: 0983.970.780

Kiến thức cơ bản về âm thanh

Thứ Tư 05/09/2012 , 10:37 (GMT+7)

Xin cho biết những hiểu biết cơ bản về âm thanh?

* Xin cho biết những hiểu biết cơ bản về âm thanh?

Nguyễn Mai Hương, Tuy An, Phú Yên

Âm thanh là một dạng năng lượng mà ta có thể nghe được. Âm thanh được tạo ra bởi các dao động và lan truyền dưới dạng sóng qua các chất khí, chất lỏng và chất rắn. Các vật tạo ra âm thanh do ta truyền cho chúng năng lượng làm cho chúng rung động (đánh trống, đánh chiêng, gõ mõ...). Khi các vật rung động lớp không khí xung quanh nén lại rồi lập tức bị kéo giãn. Quá trình này được lặp đi lặp lại. Điều này khiến áp suất không khí xung quanh không ngừng tăng lên, hạ xuống.


Ảnh minh họa

Độ trầm bổng của âm thanh phụ thuộc vào tần số và bước sóng của nó. Sóng dài có tần số và độ cao thấp hơn sóng ngắn. Cường độ âm thanh (hay âm lượng) phụ thuộc vào độ cao của sóng (gọi là biên độ). Tiếng động càng nhỏ có biên độ càng thấp. Đơn vị mức cường độ âm là Ben (kí hiệu: B). Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị đêxiben (kí hiệu: dB), bằng 1/10 ben.

Giọng nói của con người cao hay thấp phụ thuộc vào dây thanh âm dao động nhanh hay chậm. Cổ họng phát ra âm thanh khi không khí từ phổi bị ép qua dây thanh âm. Cơ hoành kiểm soát luồng không khí ra vào phổi. Các cơ quanh miệng biến âm thanh do dây thanh âm tạo ra thành tiếng nói. Các khoang trong mũi, họng và lồng ngực cũng giúp làm cộng hưởng âm thanh. Tiếng huýt sáo và giọng phụ nữ có âm độ cao do những âm thanh đó có tần số cao, tức là có bước sóng ngắn. Tần số được đo bằng đơn vị Héc (Hz).

* Xin cho biết dân cư ở Châu Mỹ. Vì sao người nói tiếng Anh, người nói tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha...?

Ngô Thị Loan, Duy Xuyên, Quảng Nam

Châu Mỹ hay còn gọi là Tân Thế Giới là tên một vùng đất nằm hoàn toàn ở nửa bán cầu Tây, bao gồm hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Châu Mỹ chiếm 8,3% diện tích bề mặt Trái Đất và 28,4% diện tích đất liền. Dân số ở đây chiếm khoảng 13,5% của thế giới (hơn 900 triệu người). Người châu Âu lần đầu tiên biết đến châu Mỹ cuối thế kỉ 15, sau khi Christopher Columbus phát hiện ra châu lục này, nên đã gọi lục địa này là "Tân thế giới" (Thế giới mới). Những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở châu lục này.

Bắc Mỹ là nơi tụ cư của dân chúng từ nhiều phần trên thế giới. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính, tiếng Pháp được sử dụng ở một số vùng của Canada, còn tiếng Tây ban Nha được sử dụng ở Mexico và phần lớn Trung Mỹ. Người Châu Á di cư sang Bắc Mỹ có thể từ 30 000 năm trước Công nguyên. Dân Viking Châu Âu đến Bắc Mỹ khoảng 1000 năm trước đây nhưng không định cư lâu dài. Năm 1492 Columbus khám phá ra Châu Mỹ. Theo chân ông là nhiều nhà thám hiểm khác từ Tây Ban Nha đến để tìm vàng. Từ những năm 1960 người Anh và người Pháp đến định cư ở Canada và dọc vùng bờ biển phía đông. Tây ban Nha thống trị Mexico.

Florida và Trung Mỹ. Đến thế kỷ 19 Canada và Mexico mới trở thành các quốc gia độc lập. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (nước Mỹ) ra đời vào năm 1776, lúc đầu là 13 bang tách ra khỏi nước Anh. Quốc gia này nhanh chóng phát triển thành 50 bang và hiện có tới trên 300 triệu dân. Khoảng 80% người Mỹ là người da trắng hoặc có gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Khoảng 12 % là người Mỹ gốc Phi. Người Châu Á và Thổ dân cùng vài nhóm khác chiếm khoản 8%. Tiếng Bồ Đào Nha (193.197.164 người sử dụng) và Tây Ban Nha (193.243.411 người sử dụng) là các ngôn ngữ được nói nhiều nhất ở Nam Mỹ.

Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức ở hầu hết các quốc gia, cùng với các ngôn ngữ bản địa khác ở một vài quốc gia. Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức của Brazil. Tiếng Hà Lan là ngôn ngữ chính thức của Suriname; tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Guyana, mặc dù có ít nhất 12 ngôn ngữ được sử dụng ở quốc gia này như Hindi và Ả Rập. Tiếng Anh cũng được sử dụng ở quần đảo Falkland. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Guiana thuộc Pháp và là ngôn ngữ thứ 2 ở Amapa (Brasil).

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm