| Hotline: 0983.970.780

Kiệu Hòn Đất tăng diện tích

Thứ Sáu 30/11/2012 , 09:51 (GMT+7)

Huyện Hòn Đất là địa phương có phong trào trồng kiệu Tết từ lâu đời nhất tỉnh Kiên Giang.

Kiệu là cây màu cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa. Đặc biệt, dưa chua củ kiệu là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết của người dân Nam bộ. Vì vậy, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư trồng kiệu để bán vào dịp Tết.

Huyện Hòn Đất là địa phương có phong trào trồng kiệu Tết từ lâu đời nhất tỉnh Kiên Giang. Năm nào cũng vậy, khi mùa nước nổi bắt đầu rút cũng là lúc nhiều hộ nông dân ở thị trấn Sóc Sơn, xã Mỹ Thuận, Mỹ Thái, Mỹ Hiệp Sơn lại tất bật chuẩn bị lên liếp, cắt tỉa kiệu giống mang đi trồng.

Ông Sáu Hạnh (Dương Hữu Hạnh), ở thị trấn Sóc Sơn cho biết: “Cây kiệu có thời gian sinh trưởng khoảng 3,5 - 4 tháng và phải thu hoạch bán trước Tết khoảng 10 ngày để người dân kịp làm dưa. Do đó, thời điểm xuống giống thích hợp nhất là vào khoảng rằm tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch”.

Theo ông Hạnh, trồng kiệu đòi hỏi vốn đầu tư cũng như kỹ thuật cao hơn so với cây lúa nhưng thu nhập cũng khá hơn. Cụ thể, một công trồng kiệu hiện nay cần vốn đầu tư khoảng 20 triệu đồng, gồm 150 kg giống (50.000 đ/kg, thường nông dân tự để giống từ vụ trước), cỏ năn khô để phủ mặt liếp 4 triệu đồng, còn lại là phân bón, thuốc BVTV, công trồng và chăm sóc. Một công kiệu cho thu hoạch khoảng 3,5-4 tấn, giá bán từ 10.000 - 12.000 đ/kg, nông dân còn lãi ròng trên 20 triệu đồng.

Ông Cao Minh Trung, Phó phòng NN-PTNT Hòn Đất:

Diện tích trồng kiệu Tết hàng năm của huyện từ 50-60 ha, cung cấp cho trị trường khoảng trên 2.000 tấn củ. Năm nay lũ nhỏ, nước lũ rút sớm nên diện tích có thể tăng lên. Trồng kiệu Tết là nghề truyền thống đã có từ lâu đời. Trước đây, có một số người từ nơi khác đến địa bàn huyện thuê đất trồng kiệu. Thấy có hiệu quả cao nên một số nông dân đã học hỏi kinh nghiệm và lưu truyền đến ngày nay. Nghề trồng kiệu đã góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho người dân địa phương.

Ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thuận cho biết, vụ kiệu Tết năm nay nông dân trong xã đã xuống giống được hơn 20 ha, tập trung nhiều ở khu vực kênh Quản Thống, thuộc địa bàn ấp Sơn Thuận. Trước đây, đồng kiệu phải tưới thủ công (gánh nước bằng thùng) nên mỗi gia đình chỉ trồng 1-2 công là nhiều.

Hiện nông dân đã dùng máy phun hoặc tưới ngập tràn (bơm vừa ngập liếp rồi xả bỏ) nên cỏ thể trồng cả ha vẫn chăm sóc tốt. Do kiệu cho năng suất cao (35-40 tấn/ha), lợi nhuận đạt trên 50% nên không ít hộ có thu nhập vài trăm triệu đồng từ mùa kiệu Tết là bình thường.

Ngoài trồng kiệu Tết, một số nông dân còn trồng kiệu bán sau Tết (còn gọi là kiệu mùa). Bà Nguyễn Thị Xoan, một nông dân có kinh nghiệm trồng kiệu ở đây cho rằng: “So với kiệu Tết thì kiệu mùa thường có giá rẻ hơn khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg. Nhưng bù lại chi phí cũng thấp hơn do xuống giống trễ, nước lũ đã rút hết nên không phải tốn công bơm rút nước ra. Ngoài ra, trồng kiệu phải luôn canh mới cho hiệu quả cao, cứ sau 1-2 vụ là phải cho đất nghỉ hoặc trồng cây khác. Nếu trồng liên tục dịch bệnh sẽ gia tăng và năng suất giảm, lợi nhuận không cao”.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm