| Hotline: 0983.970.780

Kim loại nặng trong nước có hại cho sức khỏe

Thứ Ba 31/01/2012 , 10:15 (GMT+7)

Nghe nói nhiều nơi nước giếng bị nhiễm kim loại nặng. Những kim loại nào trong nước có nguy hại nhất cho sức khỏe?

* Nghe nói nhiều nơi nước giếng bị nhiễm kim loại nặng. Những kim loại nào trong nước có nguy hại nhất cho sức khỏe?

Bùi Duy Hữu, Cẩm Giàng, Hải Dương

Một báo cáo mới đây cho thấy nguồn nước ở đồng bằng sông Hồng nhiễm thạch tín (arsen) và một số hóa chất khác ảnh hưởng đến sức khỏe của 7 triệu người. Cư dân đồng bằng sông Hồng và thành phố Hà Nội dùng nước từ các “giếng ống” nhiễm arsen và 32 hóa chất khác kể cả mangan, selen và bari.

Nồng độ arsen có nơi tới 810 microg/lít; 27% giếng vượt quá nồng độ an toàn 10 microg/L do Tổ chức Y tế Thế giới quy định. Ước lượng khoảng 3 triệu người dùng nước có nồng độ arsen trên 10 microg/lít, 1 triệu người dùng nước có nồng độ trên 50 mirog/lít. Khoảng 44% giếng có nồng độ mangan trung bình 0.83 mg/lít vượt quá mức an toàn 0.4 mg/lít do Tổ chức Y tế Thế giới quy định; mangan gây độc hại về thần kinh làm cho trẻ em giảm khả năng trí tuệ.

Nhiễm arsen là điều đáng quan ngại, tiếp theo là mangan. Gần đây đã xuất hiện nhiều tác nhân gây bệnh mới do tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó khả năng cao nhất là nhiễm độc kim loại nặng (asen và các hợp chất asen, niken, crom, chì, thủy ngân,…) và các hóa chất (thuốc trừ sâu, phẩm màu…). Kim loại nặng đi vào cơ thể con người qua da, hô hấp, ăn uống.

Bình thường cơ thể có các cơ chế để đào thải kim loại nặng nhưng khi hàm lượng này vượt mức chống độc của cơ thể thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như làm tăng nguy cơ gây ung thư, rối loạn trao đổi chất ở các tổ chức sống, các tuyến và các cơ quan nội tạng, làm mất cân bằng các hệ enzym. Nhiễm độc nhôm có thể dẫn đến chứng thiếu máu, viêm ruột kết, lú lẫn, táo bón, khô da, bệnh Alzheimer, suy thận… Nhiễm độc asen gây bệnh móng tay giòn, tiêu chảy, nôn, thiếu máu, rụng tóc, đau đầu, co thắt cơ…

 Nhiễm độc đồng gây thiểu năng tuyến thượng thận, dị ứng, rụng tóc, viêm khớp, ung thư, tiểu đường, loãng xương, bệnh tâm thần phân liệt, lão suy, rối loạn chức năng tình dục, đột quỵ… Nhiễm độc chì gây thiếu máu, viêm khớp, viêm não, ảo giác, huyết áp, rối loạn chức năng thận và gan … Nhiễm độc sắt gây viêm đa khớp dạng thấp, ung thư, táo bón, bệnh đái đường, suy tim, bệnh viêm gan, cao huyết áp, mất ngủ… Nhiễm độc niken gây rối loạn chức năng thận, da liễu, nhồi máu cơ tim, ung thư…

Bộ Y tế và các Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra các mẫu nước có nghi ngờ nhiễm các kim loại nặng độc hại quá ngưỡng cho phép để yêu cầu dừng sử dụng và tìm các biện pháp khác để cung cấp nguồn nước an toàn cho nhân dân.

* Than hoạt tính là gì, dùng để làm gì và có thể tự chế tạo được không?

Trần Trọng Kim, Cát Tiên, Lâm Đồng

Than hoạt tính là một chất gồm chủ yếu là nguyên tố carbon ở dạng bột vô định hình, một phần nữa có dạng tinh thể vụn grafit. Ngoài carbon thì phần còn lại thường là tàn tro, mà chủ yếu là các kim loại kiềm và vụn cát. Than hoạt tính có diện tích bề mặt ngoài rất lớn nên được ứng dụng như một chất lý tưởng để lọc hút nhiều loại hóa chất. Diện tích bề mặt của than hoạt tính nếu tính ra đơn vị khối lượng thường là từ 500 đến 2.500 m2/g (một sân quần vợt chỉ có diện tích rộng khoảng 260 m2).

Bề mặt riêng rất lớn này là hệ quả của cấu trúc xơ rỗng mà chủ yếu là do thừa hưởng từ nguyên liệu hữu cơ xuất xứ, qua quá trình sấy ở nhiệt độ cao trong điều kiện kỵ khí. Phần lớn các vết rỗng - nứt vi mạch, đều có tính hấp thụ rất mạnh. Than hoạt tính thường được nâng cấp để tăng cường thuộc tính lọc hút, thấm hút được các kim loại nặng. Nó lại là chất không độc (kể cả khi ăn phải), giá thành sản xuất rẻ (được tạo từ gỗ và nhiều phế chất hữu cơ khác như từ vỏ cây, xơ dừa, trấu, tre).

Chất thải của quá trình chế tạo than hoạt tính dễ dàng được tiêu hủy bằng phương pháp đốt. Nếu chất đã được lọc là những kim loại nặng thì việc thu hồi lại cũng rất dễ. Cần mua các thiết bị lọc đã có chứa sẵn than hoạt tính chứ không tự làm lấy được đâu!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.