| Hotline: 0983.970.780

Kim ngạch xuất khẩu sắn của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới

Thứ Năm 16/08/2018 , 09:30 (GMT+7)

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết 5 năm ngành sắn và Đại hội Nhiệm kỳ II được tổ chức tại TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) chiều 15/8.

16-04-02_ton_cnh_hoi_nghi
Toàn cảnh Hội nghị

Theo báo cáo của Hiệp hội sắn Việt Nam (HHSVN), trước năm 2013, các đơn vị SXKD sắn phân tán, hoạt động manh mún, mất cân đối giữa nhà máy sản xuất và vùng nguyên liệu. Nhằm phát triển ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu sắn, ngày 19/6/2013, HHSVN chính thức được thành lập.

Tính đến nay, HHSVN đã thu hút được 111 thành viên, trong đó có 60% là các đơn vị sản xuất tinh bột lớn của cả nước (chiếm 70% sản lượng xuất khẩu của toàn ngành); 25% là các đơn vị thương mại sắn lát đều là những đơn vị lớn nhất về sản xuất và xuất khẩu sắn lát ở Việt Nam.

Diện tích trồng sắn hiện nay ổn định với trên 530 nghìn ha; năng suất tăng từ 17,2 tấn/ha (2013) lên 18,45 tấn/ha (2017), có vùng đầu tư thâm canh đạt 35 - 40 tấn/ha.

Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới (sau Thái Lan); giá trị xuất khẩu từ năm 2013 đến nay bình quân đạt trên 1 tỷ USD, cao nhất đến 1,35 tỷ USD/năm, đứng thứ 4 sau lúa, cà phê, điều. Ngoài thị trường lớn là Trung Quốc, hiện nay, sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam được xuất khẩu sang Nga, Hồng Kông, Nhật bản, Hàn Quốc… Sắn và các sản phẩm từ sắn cũng được Bộ Công thương đưa vào nhóm 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gần đây.

Hiện cả nước có khoảng 150 nhà máy sản xuất tinh bột sắn (TBS), trong đó 73% là nhà máy TBS có quy mô công nghiệp. So với trước đây tăng gấp đôi về số lượng nhà máy và gấp 3 về công suất. Ngành sắn Việt Nam thu hút trên 1,2 triệu lao động, chuyển dịch 50 nghìn lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, chủ yếu là lao động vùng sâu, vùng xa, góp phần công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

16-04-02_ngnh_sn_thu_hut_tren_12_trieu_lo_dong
Ngành sắn thu hút trên 1,2 triệu lao động

Tại Hội nghị Tổng kết, đại diện Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương đã trao bằng khen cho tập thể HHSVN; Bộ NN-PTNT trao bằng khen cho 8 tập thể, 9 cá nhân; HHSVN trao bằng khen cho 13 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu sắn và hoạt động hội.

Đại hội Nhiệm kỳ II (2018 - 2023) diễn ra sau đó, Hiệp hội sắn Việt Nam đã ra mắt Ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới do TS Nguyễn Văn Lạng làm Chủ tịch; 5 Phó Chủ tịch gồm các ông Nghiêm Minh Tiến, Võ Văn Danh, Lê Thanh Liêm, Đào Quý Chung, Đặng Xuân Thọ. Ông Phạm Vũ Hà được bầu làm Tổng thư ký HHSVN.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm