| Hotline: 0983.970.780

Kinh hoàng vườn rau ở Lào Cai cháy lá trong phút chốc

Thứ Năm 12/12/2019 , 13:32 (GMT+7)

Sau khi không khí có mùi nồng nặc, vườn rau của những hộ dân tổ dân phố 1 (thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) bỗng dưng cháy lá như bị phun thuốc diệt cỏ.

Người dân tổ dân phố 1 (thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) lo lắng khi vườn rau của họ cháy lá không rõ nguyên nhân.

Bà Nguyễn Thị Điều, người dân tổ dân phố 1, sinh sống tại đây hơn 30 năm, đã tường thuật sự việc vừa xảy ra.

Theo đó, khoảng 8h sáng, nhiều người trong gia đình bà Điều cảm thấy ngột ngạt, không thể thở được. Không khí cay, tanh tanh sặc lên mũi khiến người nôn nao. Chị Phượng, hàng xóm nhà bà, đi lên vườn rau khi chạy về tới nhà thì bất ngờ nôn hết ra. Cả xóm phải đóng cửa không cho trẻ con ra ngoài.

Người dân gọi điện hỏi trưởng thôn là chạy sơ tán ra ngoài hay ở trong nhà. Ông trưởng thôn bảo đóng cửa ở trong nhà, nhưng nhà nào có điều hoà thì bật lên còn đỡ ngột ngạt chứ không có mà hít phải thì trong người rất khó chịu.

Cũng theo bà Điều, từ đầu năm đến nay hiện tượng này xuất hiện vài lần, nhất là từ khi nhà máy DAP2 (Công ty cổ phần DAP số 2 chuyên sản xuất phân bón của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam -  PV) về đây.

Ngoài không khí có mùi lạ, bà Điều cũng cho biết, vườn rau trên đồi của nhà bà cũng như các hộ dân trong tổ dân phố bất ngờ cháy lá như phun thuốc diệt cỏ chỉ sau một buổi sáng sau khi xảy ra sự việc trên.

Nhiều luống rau của hộ dân hỏng hoàn toàn, nhưng lo ngại đối với họ là vấn đề sức khoẻ. 

Bà Điều chia sẻ, việc rau cháy lá chỉ là một phần lo ngại nhất chính là sức khoẻ của những người sống tại đây. “Trẻ con, người già hay ho ốm, nửa đêm không thở được thường xuyên phải đi viện. Mong cấp trên giải quyết triệt để mặc cho người dân” - vừa nói bà Điều chỉ tay về phía khóm tre, lá cũng bị cháy như bị phun thuốc diệt cỏ.

Còn bà Mai Thị Nở, người sinh sống ở tổ dân phố số 1 hơn 12 năm cho biết, hôm rồi xảy ra sự việc khói mù mịt, cay mũi rất khó thở, không thể chịu được nên trẻ con, người lớn chạy vào trong nhà đóng cửa lại.

Tuy nhiên, sự việc không chỉ dừng lại ở sáng 8/12, mà khoảng 7h sáng 10/12, hiện tượng tiếp tục xảy ra khoảng 15 phút, nên ông trưởng thôn này đã gọi loa thông báo với người dân không được ra ngoài – bà Nở cho hay.

Nhiều hộ dân khác cũng xác nhận việc trên với phóng viên. Cũng theo bà Nở, cơ quan chức năng đã xuống thống kê thiệt hại về diện tích trồng rau cho người dân nhưng không nói nguyên nhân vì sao, nguồn thải từ đâu ra.

Không chỉ có rau mà lá cây xung quanh khu vực tổ dân phố 1, thị trấn Tằng Loỏng cũng bị "cháy".

“Sự việc này diễn ra 2-3 lần trong năm nhưng không nặng và biểu hiện rõ như lần này. Ở đây chúng tôi thì có nhà máy DAP 2, tính đường chim bay chỉ cách mấy trăm mét” – bà Nở nói.

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay nhà máy DAP 2 đang tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, theo người dân với một nhà máy quy mô dây chuyền lớn như vậy, thì không thể dừng toàn bộ, mà phải thường xuyên bảo trì, vận hành bảo dưỡng. Và nhất là công nhân ở nhà máy này vẫn đi làm. Do vậy, việc nhà máy dừng là chỉ ở từng bộ phận.

Ông Đoàn Xuân Tùng – Tổ trưởng tổ dân phố này cho biết, khi xảy ra sự việc ông đã chạy lên nhà máy DAP 2 để xem xét thì amoniac rất rõ và nồng nặc khiến ông phải quay trở lại nhà.

Trao đổi với PV, ông Đào Văn Quang – Trưởng phòng TN-MT huyện Bảo Thắng cho biết, đã có đoàn cán bộ thống kê thiệt hại của người dân. Theo đó, có khoảng 1.700m2 rau của 17 hộ dân bị bị thiệt hại. Rau cháy lá không phải do sâu bệnh, sương muối. Tuy nhiên, để biết đâu là nguyên nhân dẫn đến sự việc trên cần chờ kết luận của cơ quan chuyên môn.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm