| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm sử dụng Trobin Plus 400SC để đồng lúa vắng bóng đạo ôn

Thứ Ba 14/04/2020 , 08:38 (GMT+7)

Nhà nông Nguyễn Hoàng Ai (Bảy Ai) ở ấp Tân Chánh B, xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An có quy trình canh tác lúa phòng ngừa bệnh đạo ôn rất tốt.

Bệnh đạo ôn là một loại bệnh gây hại phổ biến trên cây lúa. Bệnh đạo ôn tấn công cây lúa ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng và phát triển từ lúc cây đẻ nhánh đến lúa trổ đều, vô gạo. Vị trí tấn công cây lúa thường ở lá, cổ bông và nhánh gié. Nếu không phòng trừ kịp thời, cây lúa thiệt hại rất nặng, có thể thiệt hại hoàn toàn.

Ông Nguyễn Hoàng Ai thăm ruộng, kiểm tra bệnh trên lúa. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Hoàng Ai thăm ruộng, kiểm tra bệnh trên lúa. Ảnh: Minh Đảm.

Vụ hè thu này, ông Bảy Ai gieo sạ 3 ha lúa OM18. Đến nay, lúa của ông đã được 60 ngày tuổi. Nhìn đồng lúa xanh mượt, đòng no, cây lúa cứng cáp, rất sạch bệnh của ông Bảy ai đi ngang cũng phải trầm trồ khen ngợi. Có người còn vào tận nhà hỏi thăm kỹ thuật của ông Bảy.

Ông Bảy Ai cho biết: Để lúa ít bệnh, đặc biệt là bệnh đạo ôn thì tôi sạ thưa và kết hợp bón phân cân đối, phòng trừ sâu, bệnh hại đúng thời điểm, đủ liều lượng. Quan trọng mình chọn thuốc nữa. Như đến nay hai vụ rồi, tôi sử dụng sản phẩm Trobin Plus 400SC và Trobin top 325SC của Công ty Phú Nông để quản lý bệnh đạo ôn và phòng ngừa lem lép hạt.

Tư vấn kỹ thuật của Công ty TNHH Phú Nông tư vấn cách sử dụng sản phẩm Trobin Plus phòng trừ đạo ôn trên cây lúa cho ông Bảy Ai. Ảnh: Minh Đảm.

Tư vấn kỹ thuật của Công ty TNHH Phú Nông tư vấn cách sử dụng sản phẩm Trobin Plus phòng trừ đạo ôn trên cây lúa cho ông Bảy Ai. Ảnh: Minh Đảm.

Đối với bệnh đạo ôn thì ông Bảy cho biết quản lý nó rất kỹ. Vì xác định đây là bệnh thiệt hại năng suất rất lớn. Đầu tiên ông Bảy Ai sạ thưa thì sẽ né được nhiều bệnh đỡ phải dùng nhiều phân bón, thuốc men,... Kế đến, bón ít phân đạm, sử dụng hợp lý phân kali để cây lúa cứng cáp. Lá lúa thẳng, không quằng thì tránh bị sương đọng, sẽ hạn chế được điều kiện để mầm bệnh phát triển.

Khi lúa đẻ nhánh thì bắt đầu phun sản phẩm Trobin Plus 400SC. Ông Bảy cho hay: “Nếu mà trong một vụ lúa như vậy thì người nào mà kỹ thì xịt trong khoảng chừng ba giai đoạn. Như tôi, khoảng chừng tầm cỡ 25-27 ngày là tôi phải xịt cho nó một cữ để phòng trừ đạo ôn lá. Đến giai đoạn mà lúa chuẩn bị có đòng đòng (40-50 ngày) thì mình phải xịt một lần nữa để phòng trừ đạo ôn cổ bông và bảo vệ lá đòng bóng, đẹp. Giai đoạn thứ ba là lúc lúa trổ đều, mình kết hợp xịt thêm Trobin top 325SC cũng của Công ty Phú Nông để phòng trừ đạo ôn cổ bông và lem lép hạt”.

Cây lúa chắc khoẻ, sạch bệnh đạo ôn. Ảnh: Minh Đảm.

Cây lúa chắc khoẻ, sạch bệnh đạo ôn. Ảnh: Minh Đảm.

Nhà nông làm ruộng như ông Bảy, trước hết là phải bảo vệ cây lúa khỏi đạo ôn. Sau đó thì lem lép hạt. Đạo ôn sẽ xuất hiện ở thời kỳ lúa đẻ nhánh. Thời điểm đó nhà nông cần nên xịt. Lần thứ hai, lúa tầm cỡ 40-50 ngày chuẩn bị phân hoá đòng. Nếu người nào mà ngán tiền thì chờ cho cây lúa trổ lẹt xẹt thì cộng thêm với thuốc trị lem lép hạt Trobin top 325SC. Hoặc có sâu cuốn lá thì xịt thêm Fanmax 350SC cộng vô để bảo vệ lá đòng.

Để ngừa đạo ôn cổ bông và quản lý bệnh lem lép hạt hiệu quả, kỹ sư Trương Hoàng Phê, phụ trách kỹ thuật của Công ty Phú Nông tại huyện Tân Thạnh tư vấn: Khi lúa trổ lẹt xẹt tức là trên một mét vuông lúa có khoảng 2-3 bông lúa trổ thì phun Tronbin Plus 400SC một lần. Hoạt chất Azoxystrobin trong Trobin Plus 400SC giúp phòng ngừa và đặc trị hiệu quả đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có thêm hoạt chất Fenoxanil, hoạt chất tiên tiến nhất hiện nay trong điều trị đạo ôn.

Trobin Plus 400SC là sản phẩm trừ nấm phổ rộng nên còn có khả năng phòng ngừa thêm lem lép hạt. Đến giai đoạn khoảng 8 ngày sau khi lúa trổ lẹt xẹt thì lúa đã trổ đều. Lúc này, hiệu lực của thuốc bắt đầu giảm thì phun lại Trobin Plus 400SC  một lần nữa thì ngừa luôn đạo ôn cổ bông.

Đối với lem lép hạt đến giai đoạn lúa cúi đuôi bông cái, tạo gạo rồi thì bà con phun thêm Trobin top 325SC. Hiện nay, sản phẩm này kết hợp giữa Azoxystrobin và Difenoconazole có công dụng đặc trị lem lép hạt, hạt lúa sáng mẩy, bông lúa hạt chắc nhiều. Bên cạnh đó, còn giúp cho lá đòng xanh kéo dài, cây lúa quang hợp, tạo tinh bột tốt hơn.

Theo kỹ sư Trương Hoàng Phê, mầm bệnh đạo ôn luôn sẵn sàng bùng phát nếu điều kiện phù hợp. Ảnh: Minh Đảm.

Theo kỹ sư Trương Hoàng Phê, mầm bệnh đạo ôn luôn sẵn sàng bùng phát nếu điều kiện phù hợp. Ảnh: Minh Đảm.

Vụ đông xuân vừa rồi cũng nhờ sử dụng sản phẩm Trobin Plus 400SC kết hợp Trobin top 325SC mà ruộng lúa của ông Bảy rất sáng chắc. Năng suất lúa đạt gần 10 tấn/ha.

Ông Bảy Ai chia sẻ: “Tôi mần ruộng cũng nhiều năm rồi. Hồi trước giờ tôi cũng sử dụng nhiều sản phẩm trên thị trường rồi. Khoảng hai năm nay, tôi thấy tôi xài sản phẩm của Phú Nông thì thấy nó rất tốt, rất an tâm vì bảo vệ đồng lúa rất sạch bệnh. Tôi thấy xài sản phẩm này đối với bà con làm lúa mình ở đây thì rất ô-kê”.

Vừa qua, thấy ruộng lúa sáng chắc, sạch bệnh nhiều bà con nông dân đã tìm tới nhà ông Bảy để hỏi thăm kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm. Nhiều người còn mua lúa của ông Bảy về làm giống.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm