| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm xương máu ở Thượng Vực

Thứ Hai 08/04/2013 , 11:04 (GMT+7)

Lúa đã xanh tốt trên cánh đồng Thượng Vực nhưng chuyện “đình công” không cấy ruộng của người dân nơi đây vừa qua là kinh nghiệm xương máu cho các địa phương...

Lúa đã xanh tốt trên cánh đồng Thượng Vực nhưng chuyện “đình công” không cấy ruộng của người dân nơi đây vừa qua là kinh nghiệm xương máu cho các địa phương phòng tránh khi thực hiện dồn điền đổi thửa…

Quy hoạch đồng ruộng theo hướng tất cả các hộ sản xuất đều có mương tưới đến ruộng, đều có đường đi tới ruộng không phải bước qua ruộng nhà khác như trước, dễ dàng cho việc đưa máy móc, tiến bộ khoa học kĩ thuật xuống đồng. Lợi ích thì nhiều nhưng theo ông Nguyễn Văn Doanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, công cuộc dồn điền đổi thửa gặp rất nhiều khó khăn bởi trước đây khi giao đất cho dân năm 1993 theo Nghị định 64 có tốt, xấu, gần, xa nhưng những người có ruộng tốt, ruộng gần không muốn thực hiện.

Để đạt được thành tích dồn được gần 8.000 ha, dẫn đầu của Hà Nội là một việc thực sự gian nan. Nổi cộm nhất là vẫn còn 3 thôn ở 3 xã phải giao ruộng tạm thời để sản xuất, sau vụ xuân làm lại phương án dồn điền đó là thôn Trung Vực Trong xã Thượng Vực, thôn Trung Hoàng xã Thanh Bình và đội 1 thôn Hạ Dục xã Đồng Phú.


Dân ra đồng chăm sóc lúa

Ông Doanh đúc kết những tồn tại chung: Thứ nhất, công tác tuyên truyền ở một số cơ sở kém, khi thực hiện không dân chủ, không cho dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Thứ hai, Ban chỉ đạo của một số xã buông lỏng, phó mặc cho tiểu ban cấp thôn trong khi một số tiểu ban có biểu hiện tư lợi cá nhân, muốn phần hơn cho gia đình, anh em nên khi gắp phiếu, giao ruộng không công khai. Thứ ba, một số nơi có những diện tích ruộng giấu sau khi chia đất 1993 để làm quỹ nay sợ lộ nên nhất định chống dồn điền, đổi thửa. Thứ tư, nội bộ cán bộ mâu thuẫn với nhau.

Thêm một đặc điểm riêng ở Thượng Vực là tất cả các công trình công cộng như trường học, Văn phòng ủy ban, nhà trẻ… đều được quy hoạch vào quỹ đất công của thôn Trung Vực Ngoài nên thôn này hầu như không còn đất công trong khi bốn thôn còn lại của xã vẫn còn. Khi dồn điền đổi thửa, chính quyền địa phương đã quyết định mỗi khẩu góp 30 m2 làm quỹ đất giao thông, thủy lợi nội đồng, số thừa đem đấu giá xây dựng NTM.

Đây chính là “ngòi nổ” của "quả bom" Trung Vực Trong khiến cho nông dân không chịu ra đồng cấy lúa. Ba lần lãnh đạo huyện trực tiếp đối thoại với dân để hạ nhiệt đều không thành: Lần thứ nhất, Phó Chủ tịch huyện, Phó Bí thư huyện đến Thượng Vực. Lần thứ hai, dân Thượng Vực kéo đến UBND huyện đối chất từ 3 giờ chiều đến 8 giờ tối. Lần thứ ba, cả Bí thư lẫn Chủ tịch huyện đích thân về xã gỡ rối.

Để giải quyết tình thế, một phương hướng được vạch ra là những gì chưa đúng sẽ làm lại nhưng vì đảm bảo thời vụ dân cứ tạm thời cấy hái đến khi thu hoạch xong vụ tới là giao luôn ruộng. Nông dân vẫn kiên quyết không chịu nghe theo mà cứ yêu cầu phải thực hiện ngay. Địa phương phải hỗ trợ máy bừa cho dân cấy, lại đem mạ, ngô giống đến cho kịp thời vụ mà vẫn còn một số hộ không sản xuất nên phải giao các đoàn thể ra giúp.

“Huyện đã thành lập tổ công tác về chỉ đạo xã Thượng Vực kiện toàn tiểu ban dồn điền đổi thửa ở thôn Trung Vực Trong, xây dựng lại phương án giao ruộng cho dân theo hướng 30 m2 mỗi khẩu góp vào quỹ đất công sẽ bị bãi bỏ và sẽ xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm”, ông Doanh khẳng định.

Ông Cao Văn Thúy, Bí thư Đảng ủy xã Thượng Vực, phân trần: “Lúc đầu việc tuyên truyền dồn điền đổi thửa ở thôn Trung Vực Trong khá thuận lợi nên tiểu ban thực hiện có phần chủ quan. Khi thực hiện lại chưa thật dân chủ, có tư lợi cho cá nhân, ví dụ như cán bộ thôn sắp xếp đất thuận lợi canh tác cho mình. Hiện tại có 95% diện tích trong tổng số 69 ha đất nông nghiệp của thôn Trung Vực Trong đã cấy kín. Địa phương chuẩn bị họp trưng cầu ý kiến của dân, xây dựng lại phương án dồn điền, phấn đấu trước ngày 30/5/2013 là hoàn thành.

Sẽ có hai phương án, thứ nhất giao bằng mô hình kinh tế (lúa cá, lúa, màu, cây ăn quả, rau) ai thích gì đăng ký nấy và mỗi hộ sẽ có một thửa; thứ hai là chia bình quân mỗi hộ một thửa lúa một thửa màu. Vướng mắc là tư tưởng của người dân không muốn những người ở tiểu ban dồn điền đổi thửa lần trước sẽ tiếp tục làm đợt tới vì đã dính sai phạm, họ muốn cử người khác vào nhưng chưa có tiền lệ cho việc bầu tiểu ban mà tất cả phải do xã thành lập theo hướng dẫn của huyện".

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm