| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế tri thức ở Lâm Đồng

Thứ Tư 04/04/2012 , 10:35 (GMT+7)

Một trong hai khái niệm được nhắc đến khá nhiều trên các diễn đàn hiện nay ở Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung là “kinh tế tri thức”.

Chọn lựa cây giống tại Công ty Sinh học Rừng Hoa (Đà Lạt)

Một trong hai khái niệm được nhắc đến khá nhiều trên các diễn đàn hiện nay ở Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung là “kinh tế tri thức”. Kinh tế tri thức là khái niệm được gắn liền với khái niệm “phát triển bền vững”.

Trong chương trình phát triển của mình, tỉnh Lâm Đồng xác định chiến lược cho giai đoạn tới (2011 – 2020) là đẩy mạnh phát triển KT-XH theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và phát triển bền vững để đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt bằng hoặc vượt mức bình quân chung của cả nước.

Mới đây, một cuộc hội thảo về xây dựng đội ngũ trí thức Lâm Đồng gắn với nền kinh tế tri thức đã được tổ chức tại Đà Lạt. Tại hội thảo, các đại biểu không những ghi nhận những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương và quốc gia mà còn đặc biệt lưu ý rằng trong giai đoạn phát triển hiện nay và trong tương lai của toàn cầu, nền kinh tế tri thức chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng ở tất cả các quốc gia và ở tất cả các lĩnh vực.

Trong mục tiêu phát triển của mình, Lâm Đồng xác định từ nay đến năm 2020 sẽ tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong sản xuất để đạt giá trị sản phẩm công nghệ cao trên 50% trong tổng GDP, giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% tổng giá trị công nghiệp, giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm 60% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp…

Về định hướng, trên lĩnh vực công nghiệp, Lâm Đồng cũng xác định từ nay đến năm 2020 sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp theo hướng phát huy các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu và thị trường; tăng cường đổi mới công nghệ và chất lượng nhân lực công nghiệp để nhanh chóng khắc phục tụt hậu về công nghiệp công nghệ cao so với khu vực đồng thời với việc nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp địa phương. Trên lĩnh vực nông nghiệp, Lâm Đồng xác định sẽ đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, vào sản xuất để gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm đặc trưng có tính cạnh tranh cao của Đà Lạt – Lâm Đồng.

Trong tổng dân số, Lâm Đồng hiện có 3% người có trình độ từ cao đẳng trở lên. Một trong những tiêu chí để nhận diện nền kinh tế tri thức cho mỗi quốc gia đó là trên 70% lực lượng lao động là trí thức.

Xem thêm
Thái Lan dự kiến xuất khẩu 1 triệu tấn sầu riêng trong năm 2024

Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn sầu riêng, trị giá khoảng 130 tỷ baht, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm