| Hotline: 0983.970.780

Kon Tum cần phát huy lợi thế phát triển vùng trồng dược liệu

Thứ Ba 25/07/2017 , 19:46 (GMT+7)

Sáng ngày 25/7, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã có buổi làm việc với tỉnh Kon Tum về định hướng phát triển nông, lâm nghiệp trong việc tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

17-18-00_dscn6190
Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, với lợi thế và tiếm năng của mình, tỉnh Kon Tum đã và đang tiếp tục chú trọng đầu tư phát triển một số sản phẩm chủ lực như cà phê, cao su, rau hoa xứ lạnh, dược liệu và đại gia súc…; trong đó tập trung vào khâu tổ chức sản xuất theo chuỗi và liên kết với doanh nghiệp trong việc sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay, tỉnh Kon Tum đã thu hút được nhiều dự án sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô lớn; trong đó, dự án quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch và nhân giống, phát triển cây dược liệu kết hợp chăn nuôi dê sữa với trên 3.000 con và 100ha trồng cỏ… đã bước đầu thành công và cho sản phẩm sữa cung cấp trên thị trường.

Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu (Bộ Y tế), Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế tỉnh Kon Tum, hiện trên địa bàn có 853 loại cây thuốc và nấm làm thuốc, 30/853 loại cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 25 loài cây thuốc được trồng, sử dụng nhiều, có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao.

Riêng đối với cây sâm ngọc linh, tỉnh Kon Tum đã trồng được trên 315 ha và một số dược liệu như hồng đăng sâm, đương quy đang phát triển tốt. Tuy nhiên theo đánh giá, việc phát triển vùng trồng dược liệu ở đây còn nhỏ lẻ và các khâu như: nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất giống, chế biến sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng mức và chuẩn hóa. Bên cạnh đó, chưa có sự liên kết vùng trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ dược liệu.

“Lợi thế về phát triển dược liệu đã rõ và mong muốn của tỉnh là phát triển loại cây này gắn với chế biến với mục tiêu phấn đấu đưa tỉnh Kon Tum trở thành vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia; nhưng với những khó khăn thực tại rất cần chủ trương, chính sách hỗ trợ từ Trung ương ” - ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum kiến nghị.

17-18-00_dscn6212
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc

Đánh giá cao thành công và định hướng phát triển lĩnh vực nông, lâm nghiệp của tỉnh Kon Tum theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc phát huy được tiềm năng các cây dược liệu quý là một hướng đi đúng và phù hợp với định hướng phát triển chung, không chỉ mang tính địa phương, vùng miền mà ở tầm quốc gia. Tỉnh Kon Tum dù sớm đã có những chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng và phát triển cây dược liệu; nhưng cũng rất cần sự hỗ trợ, đồng hành và hợp tác của các bộ, ngành để biến những lợi thế, tiềm năng này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kon Tum.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng ủng hộ và đánh giá cao định hướng phát triển của tỉnh Kon Tum về việc thành lập viện nghiên cứu giống cỏ và giống động vật quốc gia đặt tại Măng Đen; phương án quản lý rừng bền vững đã được cấp chứng chỉ của Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) và thành lập khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Kon Tum…

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần thực hiện một cách bài bản, khoa học, hiệu quả; nhất là sự cam kết trách nhiệm đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ quốc phòng, an ninh.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm