| Hotline: 0983.970.780

Kon Tum chú trọng phát triển chăn nuôi công nghệ cao, an toàn dịch bệnh

Thứ Tư 14/08/2024 , 16:54 (GMT+7)

Ngành chăn nuôi Kon Tum có nhiều chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, quy mô trang trại theo hướng khép kín, an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao.

Kon Tum hướng đến chăn nuôi đàn gia súc tập trung. Ảnh: P.M.C. 

Kon Tum hướng đến chăn nuôi đàn gia súc tập trung. Ảnh: P.M.C. 

Những năm qua, nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Kon Tum như Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Ma Vin, Greenfeed, Japfa, CJ... hay Tập đoàn TH đầu tư lĩnh vực chăn nuôi bò sữa... Qua đó, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tỉnh thời gian qua ngày càng tăng trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Tính đến hết năm 2023, tổng đàn gia súc của tỉnh đạt trên 284 ngàn con, đạt 102% so với kế hoạch, tổng đàn gia cầm 2 triệu con.

Tuy nhiên, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kon Tum vẫn tồn tại một số khó khăn như: Chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, thả rông gia súc vẫn còn phổ biến; phát triển chăn nuôi phần lớn là tự phát, chưa gắn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi vẫn còn xảy ra ở một số địa phương.

Trước tình hình đó, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển đàn gia súc, gia cầm cũng như đảm bảo an toàn dịch bệnh. Cụ thể, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đạt chỉ tiêu chăn nuôi năm 2024. Trong đó, rà soát thống kê đàn trâu, bò, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ con giống trâu, bò.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh con giống, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh giống vật nuôi; tuyên truyền, khuyến khích người chăn nuôi chuyển dịch cơ cấu từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô trang trại...

Tăng cường kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Ảnh: P.M.C. 

Tăng cường kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Ảnh: P.M.C. 

Đặc biệt, triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cũng như chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi và bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định.

UBND tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu Sở NN-PTNT phối hợp với các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi; kiểm tra, hướng dẫn, triển khai các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; kiểm tra, hướng dẫn các địa phương trong công tác kiểm soát giết mổ, điều kiện vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân; tổ chức hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện việc phát triển đàn trâu, bò phù hợp với thực tế...

Xem thêm
Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.