| Hotline: 0983.970.780

Kỳ lạ bé gái 5 tuổi mọc lông đầy mình như người sói

Thứ Tư 28/06/2017 , 11:01 (GMT+7)

Bé gái 5 tuổi ở Cà Mau mọc lông ngày càng nhiều trên cơ thể khiến gia đình rất lo lắng.

Những ngày qua, một số cán bộ tỉnh Cà Mau đã về xã Định Bình, TP Cà Mau thăm bé PNNB (5 tuổi, xã Định Bình) do cô bé mắc một căn bệnh kỳ lạ: Cơ thể ngày càng mọc nhiều lông đen, dài như … người sói.

Chị NTHT (mẹ bé B), kể từ khi mới sinh ra, bé B đã có một vết bớt đen nhỏ bằng đầu đũa trên má trái. Nghĩ đó là chuyện bình thường nên gia đình cũng không quá chú ý. Tuy nhiên, một thời gian sau, lưng bé B cũng dần xuất hiện thêm những đốm đen tương tự vết bớt trên má và ngày càng lan rộng, bề mặt mọc rất nhiều lông. “Không chỉ có vậy, lưng bé còn thường xuyên bị nổi những mụn nước to, vỡ ra rồi chảy máu khiến bé đau, khóc rất nhiều”, chị Thơm ngậm ngùi.

Phần lưng bé B ngày càng mọc nhiều lông dày và dài. Ảnh: TRẦN VŨ.

Lo lắng, thương con, vợ chồng chị T. đã bồng con đi nhiều bệnh viện lớn ở TP.HCM để khám. Nhưng khi nghe bác sĩ nói để xử lý nhóm lông ở má trái (giờ đã bằng đầu ngón tay người lớn), gia đình cần phải chuẩn bị 80 triệu đồng. Không  có cách nào để có đủ ngần ấy tiền chữa bệnh cho con, anh chị đành bồng con về, cắn răng chứng kiến đám lông trên cơ thể con ngày càng mọc nhiều hơn, lan rộng hơn.

Anh PTG (cha bé B), chia sẻ: “Gần đây con tôi rất hay thắc mắc tại sao mà con có nhiều lông quá trong khi người khác thì không có. Mọc lông vậy có bệnh gì không? Phải làm sao cho lông rụng hết để giống mọi người? Nghe con hỏi đứt từng khúc ruột mà không biết  phải trả lời sao”.

Lông cũng đã mọc lan ra phía hai cánh tay và bắt đầu xuất hiển ở hai chân. Ảnh: TRẦN VŨ

Vợ chồng chị T ở cùng với mẹ già, hằng ngày anh đi làm bảo vệ, chị làm công nhân thủy sản, lương cả hai vợ chồng tầm 6 triệu đồng/tháng, chỉ đủ trang trải gia đình, không có tích lũy. Điều trăn trở nhất của anh chị là không tìm ra được cách gì để giúp con gái có tiền đi khám và điều trị bệnh mọc lông đang ngày càng nghiêm trọng. Hiện giờ lưng bé B đã mọc đầy lông đen, dài. Vùng ngực, tay và chân cũng bắt đầu tiếp tục có dấu hiệu mọc lông ngày càng nhiều hơn.

“Vừa rồi mấy chú cán bộ trên tỉnh biết hoàn cảnh gia đình, xuống thăm cho 10 triệu đồng. Vợ chồng gom thêm tiền đưa con tới các phòng khám ở TP Cà Mau nhưng chưa bác sĩ nào kết luận chính xác con tôi mắc bệnh gì”, chị T bày tỏ.

Y văn thế giới từng ghi nhận nhiều trường hợp bị rậm lông khắp người và gọi đó là hội chứng người sói. Trường hợp đầu tiên mắc hội chứng người sói trên thế giới được phát hiện năm 1648 ở quần đảo Canary.

Cho đến nay đã có khoảng hơn 50 bệnh nhân mắc hội chứng này ở Thái Lan, Myanmar, Nga, Mỹ, Ấn Độ. Ở Việt Nam cũng đã có vài trường hợp mọc lông như bé B tại Quảng Bình, Quảng Nam và Huế.

 

(plo.vn)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm