| Hotline: 0983.970.780

Kỳ lạ bộ tộc cổ dài Kayan ở Myanmar

Thứ Tư 10/10/2018 , 13:30 (GMT+7)

Những phụ nữ thuộc bộ lạc Kayan ở Myanmar có thể đeo tới 25 chiếc vòng trên cổ với niềm tin rằng cổ càng dài nghĩa là họ càng đẹp.

11-21-26_1
Một phụ nữ Kayan với chiếc cổ dài vì đeo vòng suốt hàng chục năm. Ảnh: Getty

Khi tới Myanmar, du khách rất khó cưỡng lại được sự tò mò trước hình ảnh những người phụ nữ đeo hàng loạt chiếc vòng lớn quanh cổ của bộ lạc Kayan. Phong tục này không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống của người Kayan mà còn làm giàu thêm văn hóa Myanmar.

Kayan là một nhóm thuộc tộc người Karenni, gốc Tây Tạng, sống ở vùng biên giới với Thái Lan. Phụ nữ Kayan làm đẹp theo cách truyền thống của riêng họ, đó là đeo những chiếc vòng lớn để làm cổ dài ra. Một người phụ nữ có thể đeo tới 25 chiếc vòng và cổ càng dài thì người đó càng được xem là xinh đẹp. Bên cạnh đó, đây còn là biểu tượng cho sự quý tộc và giàu có của gia đình.

Khi lên 5 tuổi, các bé gái Kayan bắt đầu đeo những chiếc vòng quanh cổ bằng đồng. Chúng được xếp chồng lên nhau và khiến cổ của họ dài ra theo thời gian do gây áp lực lên vùng xương đòn và ngực. Do đó việc đeo nhiều vòng lớn suốt một thời gian dài thường khiến các phụ nữ Kayan gặp vấn đề về sức khỏe ở cổ. Khu vực quanh cổ họ sẽ bị đau vĩnh viễn và có lớp da mỏng hơn những nơi khác trên cơ thể. Tổng trọng lượng mỗi bộ vòng cổ có thể lên tới 10 kg.

Tuy nhiên, nếu tháo những vòng ra, họ cũng cảm thấy không thoải mái. Họ thậm chí có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì cổ quá yếu. Trong bộ lạc Kayan, không phải tất cả mọi người đều có quyền đeo một bộ “nhẫn cổ” đầy đủ.

Có nhiều cách lý giải cho phong tục kỳ lạ này của họ. Một số người cho rằng đây là cách để phân biệt vẻ đẹp của phụ nữ Kayan với các bộ lạc khác. Đồng thời, nó sẽ giúp phụ nữ tránh trở thành nạn nhân buôn người qua biên giới.

Một cách giải thích khác là họ đeo những chiếc “nhẫn cổ” vì mẹ và chị gái cũng làm như thế. Trên thực tế, phong tục này bắt nguồn từ một truyền thuyết cổ. Trong một giấc mơ, trưởng bộ lạc được cảnh báo rằng vào ngày thứ tư sau khi con ông chào đời, một con hổ sẽ xuất hiện và tấn công dân làng. Nó sẽ cắn vào cổ họ cho đến chết. Vì thế, bộ lạc quyết định tất cả trẻ em phải đeo vòng quanh cổ từ ngày thứ tư sau khi sinh để con hổ không xuất hiện.

Vì lý do này, người dân rất tin vào quyền năng của những chiếc vòng cổ. Theo thời gian, thói quen này lan rộng và trở thành một trong những phong tục kỳ lạ và độc đáo của người Kayan. Ước tính hình thức biến đổi cơ thể này có từ thế kỷ 11 và đã trở thành truyền thống hơn 1.000 năm tuổi.

Những phụ nữ Kayan sẽ đeo những chiếc vòng cổ cho đến lúc chết. Nếu phản bội chồng, vòng cổ của họ sẽ bị tháo ra và bị cộng đồng xa lánh. Ngoài ra, các cô gái Kayan còn đeo vòng quanh cổ chân và tay để giữ tay và chân nguyên kích cỡ.

11-21-26_2
Các bé gái Kayan đeo vòng cổ từ lúc 5 tuổi. Ảnh: Barcroft Media

Phong tục đeo vòng quanh cổ là một trong những nét đặc trưng của người Myanmar. Mỗi năm, có khoảng 1.000 du khách đến nước này thăm ngôi làng của người Kayan để tìm hiểu về những phụ nữ “hươu cao cổ”.

Truyền thông phương Tây cho biết người Kayan coi trọng vai trò của phụ nữ là người quan trọng trong gia đình. Khi uống rượu, phụ nữ ngồi trong, còn cánh đàn ông được xếp ngồi phía ngoài cùng theo hình vòng tròn. Cụ thể là, khu vực trung tâm dành cho những phụ nữ lớn tuổi nhất của làng. Vòng thứ hai là các bà, các chị phụ nữ theo lứa tuổi. Các phụ nữ ở vòng trung tâm, sẽ có vinh dự cầm những chiếc vòng đồng đeo vào cổ cô gái Kayan trong buổi lễ trưởng thành.

Trong buổi lễ trang trọng, các bé gái cùng thiếu nữ đến tuổi thay vòng đều quỳ trước cột thiêng dựng giữa bản. Khi buổi lễ bắt đầu, những vòng đồng được bọc kín trong các tấm khăn thổ cẩm để trên bàn tế trời đất được mở ra. Các bé gái chừng 5 tuổi sẽ đeo chuỗi vòng đầu tiên trong đời, nặng 0,5 kg. Khi 8 tuổi, các bé đeo chuỗi vòng kế tiếp, nặng 1 kg, bốn năm sau là chuỗi vòng nặng 1,5 kg. Theo chu kỳ 4 năm, phụ nữ Kayan sẽ được bổ sung vòng, tới khi họ thấy cổ không thể dài hơn. Việc này chấm dứt khi phụ nữ 45 tuổi. Những chiếc vòng sẽ theo họ tới khi nhắm mắt lìa đời.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm