| Hotline: 0983.970.780

Kỳ lạ một tộc người nói tiếng không giống dân tộc nào

Thứ Năm 13/04/2017 , 13:05 (GMT+7)

42 hộ và 236 nhân khẩu của xóm Cả Tiểng tuy sở hữu tiếng nói không ai hiểu nhưng từ bao đời nay họ vẫn cảm thấy mình bình thường như mây ngàn, như gió núi. Cho đến một ngày có một đoàn chuyên gia ngôn ngữ...

Mái nhà sau một đêm dài gấp bốn

Tôi nghỉ lại nhà Vương Văn Vinh tại xóm Cả Tiểng xã Nội Thôn (huyện Hà Quảng, Cao Bằng). Bố Vinh là thầy giáo, ba anh em Vinh đều có bằng đại học và anh đang là Chủ tịch xã trẻ nhất của vùng Lục Khu, khi nhậm chức chỉ mới 28 tuổi.

Khí núi mát lành ru tôi vào giấc ngủ ngọt lịm cho đến khi chợt thức giấc bởi một bản đại hợp xướng của những âm thanh vào sớm hôm sau. Ngựa hí, trâu bò ậm ò, lợn ụt ịt, gà cục tác, chim vỗ cánh, côn trùng kêu ran. Chưa bao giờ tôi thấy thiên nhiên lại gần đến như thế, chỉ trong một tầm với.

Ngôn ngữ đủ loại của thiên nhiên đó vẫn không kỳ lạ bằng thứ ngôn ngữ mà tôi thấy bên bếp lửa bập bùng hai vợ chồng Vinh đang rì rầm nói với nhau. Nó không phải tiếng Mông, tiếng Dao, tiếng Thái, tiếng Mường, tiếng Tày, tiếng Nùng hay bất cứ thứ tiếng nào mà tôi - kẻ lữ hành thích lang bạt đã từng nghe thấy tại các bản làng xa xôi nhất miền biên viễn. Nó là tiếng Nùng Vẻn.

Thấy tôi trở mình thức giấc, Vinh giục ra sau chái nhà rửa mặt. Bất chợt tôi ngoái nhìn về phía trước. Ôi chao, sao lại thế này? Không tin vào mắt mình nữa tôi dụi mắt mấy lần rồi vã cả nước lạnh lên mặt. Vẫn không hết ngạc nhiên. Cái mái nhà mà mình ngủ bên dưới chỉ sau một đêm đã dài ra gấp bốn lần nếu nhìn từ đằng sau hay nhìn từ trên cao xuống, hệt như trong truyện cổ tích.

18-40-43_dsc_7870
Cái mái dài chứa 4 ngôi nhà bên trong

Thắc mắc đó của tôi khiến cho Vinh cười tủm tỉm: “Đó là nhà nối mái của bố mẹ, nhà mình, nhà bác và con bác mình đấy!”. Dù dựng ở bốn thời điểm khác hẳn nhau nhưng chúng đều nối mái liền nhau, ngoài hiên rải ván liền nhau, thậm chí trong nhà còn bước sang được nhà nhau qua những cánh cửa. Nếu không phải là anh em ruột thịt người ta vẫn nối mái nhà dài như thường nhưng ở bên trong không trổ cửa thông sang nhau, ở bên ngoài hiên không rải ván để đi sang nhau được.

Nhà dài là một đặc sản của người Nùng vùng biên viễn nói chung và người Nùng Vẻn nói riêng. Trước kia, vùng biên viễn ngoài nạn trộm cắp từ phía bên kia sang còn có cả thú dữ nữa nên cứ mấy hộ dân lại kết nối thành một cụm nhà kiên cố tựa pháo đài. Ở trong đó dù công hay thủ đều rất tiện vì chỉ rút tấm ván cái là nhà này có thể chạy sang hỗ trợ cho nhà kia ngay.

Theo Wikipedia thì người Nùng Vẻn không có ghi chép nào về nguồn gốc của mình và cũng không biết trước kia họ đã từng sống ở đâu, khi nào và bằng cách nào họ di cư tới Việt Nam.

Xóm Nùng nào hầu như đều có một cái kẻng ở nhà trưởng thôn. Hễ có việc cần họp hành, thông báo có người chết hay báo động có kẻ lạ xâm nhập thì tiếng kẻng lại vang lên gióng giả cho toàn dân biết. Hễ nhà nào có cưới xin, ma chay hay cúng lễ thì những nhà liền mái đều được sử dụng làm chỗ ăn uống, ngủ nghỉ chung. Đây điển hình cho tính cố kết cộng đồng, đồng cam, cộng khổ.

Cả Tiểng cũng có miếu thờ thổ công, thổ địa. Điều đặc biệt là không một ai được vào đó trừ hai bậc trưởng lão trong xóm. Trước khi thắp hương, cúng bái thì hai người này cần tuyệt đối kiêng gần gũi với vợ vì sợ sẽ bị trừng phạt.
 

Sự ngạc nhiên của các chuyên gia

42 hộ và 236 nhân khẩu của xóm Cả Tiểng tuy sở hữu tiếng nói không ai hiểu nhưng từ bao đời nay họ vẫn cảm thấy mình bình thường như mây ngàn, như gió núi. Cho đến một ngày có một đoàn chuyên gia ngôn ngữ, Việt có, Tây có kéo đến và mang đi 5 người gồm Bí thư chi bộ, Trưởng xóm, hai chị phụ nữ trung tuổi và một thanh niên xuống thành phố Cao Bằng để… nghiên cứu thì người ta chợt thấy lạ.

Cuộc nghiên cứu kéo dài tới 19 ngày và đặc biệt hơn là được trả công còn cao hơn cả công thợ xây, thợ mộc, 100.000 đồng/ngày ở thời điểm năm 2009. Cậu thanh niên năm nào giờ đây chính là Chủ tịch xã Nội Thôn anh Vương Văn Vinh.

Bởi 4 người trung tuổi trong nhóm đều không nói sõi tiếng Kinh nên Vinh nghiễm nhiên trở thành phiên dịch cho cả nhóm. Ngày nào 5 người Vẻn cũng đều bò toài ra, mệt còn hơn cả đánh vật để dịch từ các câu tiếng Kinh ra tiếng quê mình kiểu như: “Hôm nay anh đi đâu? Anh ăn những món gì? Nương ngô nhà anh vụ rồi có tốt không?”.

Các nhà khoa học thì chăm chú lắng nghe, ghi ghi, chép chép. Cứ đói lại ăn, no lại dịch, một ngày đúng 8 tiếng, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật cũng không được nghỉ. Càng nghiên cứu thì lại càng tò mò, càng thấy lạ lẫm, chỉ thiếu điều bắt mấy người Vẻn thè lưỡi, nhe răng ra để xem khẩu hình nữa mà thôi. Đến ngày thứ 19 thì cả chuyên gia tây và ta đều chép miệng tiếc rẻ bảo rằng: “Xóm Cả Tiểng của các ông bà ít người quá chứ nếu không đã thành một dân tộc Vẻn rồi”.

18-40-43_dsc_7887
Trang phục của phụ nữ Nùng Vẻn

Ông Hoàng Văn Sàng, năm nay 71 tuổi, nguyên giáo viên trường tiểu học Nội Thôn là một người Vẻn chính hiệu. Ông chào tôi bằng thứ tiếng mẹ đẻ của mình như sau: “Báu lẻ Hoàng Văn Sàng. Chán thăng Hà Nội má? Chán chá ẳm lau?”. Tức “Bác là Hoàng Văn Sàng. Cháu từ Hà Nội lên à? Cháu ăn gì chưa?”.

Hiện nay, trên thế giới có gần 7.000 thứ tiếng khác nhau, nhưng số lượng ngôn ngữ đang giảm dần theo tốc độ mỗi tháng mất đi 2. Khi một ngôn ngữ tiêu vong là tiêu vong cả một dân tộc, tộc người, cả một nền văn hóa cũng nhạt nhòa vết dấu.

Cứ như lời ông bảo thì cả nước này không đâu có tiếng nói lạ như người quê ông. Ngày xưa người già nói ngoài Cả Tiểng còn có Pác Hoan, Lũng Chuống cũng có Vẻn nhưng sau đó hai xóm kia đã đánh rơi mất tiếng nói tự thủa nào.

Ở Cả Tiểng, từ người già cho đến trẻ nhỏ, từ cán bộ cho đến dân thường khi về nhà đều nói tiếng Vẻn. Ngay cả con dâu, con rể khi về sống ở xóm lâu độ vài năm cũng tự biết nghe, tự biết nói tiếng Vẻn mà không cần ai phải dạy. Ở Cả Tiểng người ta thường thông thạo hai ba nội ngữ, thứ nhất là tiếng Nùng, thứ nhì là tiếng Kinh để khi ra ngoài giao tiếp và không thể thiếu tiếng Vẻn lúc về nhà để nói chuyện với nhau.

Người Vẻn không có chữ nên các ông mo Vẻn chỉ có cuốn sách ở trong đầu với cả trăm bài cúng dài dằng dặc. Nào mo tang, mo bệnh, mo làm miếu, mo dựng nhà, mo đuổi ma, đuổi quỷ. Nói về tài năng của mo Vẻn ông Sàng kể một câu chuyện tựa truyền thuyết như sau: Có hai đám ma ở xóm Lũng Chuống, một đám ma mời mo Vẻn, một đám ma mời mo Nùng về cúng. Mọi chuyện đều diễn ra bình thường cho đến khi con lợn đã chọc tiết, cạo lông của đám ma do mo Vẻn chủ trì bỗng nhiên… sống lại và lồng lên chạy.

Biết kẻ chơi mình là mo Nùng nên mo Vẻn bèn dẫm chân 3 cái thì ngôi nhà đang dựng của mo Nùng bỗng nhiên sụp đổ khiến cho ông này sợ quá, từ đó không dám ho he gì nữa.

Việc học mo theo dạng truyền miệng, nhập tâm, nhớ từng câu, từng chữ phải mất hàng chục năm bởi thế mà sau này không có người nào trong xóm đủ kiên trì để theo đuổi. Bởi vậy khi ông Vương Văn Quán mất đi thì chính thức người Vẻn không còn thầy mo nữa.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất