| Hotline: 0983.970.780

Kỷ niệm với Phùng Quán ở Nha Trang

Thứ Ba 05/02/2019 , 10:01 (GMT+7)

Thủơ nhỏ "người thơ" ấy dân làng Thanh Thuỷ Thượng hay gọi bằng cái tên thân mật là cu Bê - tên cúng cơm của nhà thơ Phùng Quán. Quê ông xưa thuộc tổng Dạ Lê, nay là xã Thủy Dương nằm ở nam sông Hương (Thừa Thiên - Huế).

Cách mạng Tháng Tám thành công, cả dân tộc đi vào cuộc trường kỳ kháng chiến,mới 14 tuổi, người nhỏ bé, cao gầy anh cu Bê đã ham làm anh "Bộ đội Cụ Hồ" xin bằng được với cha anh vào bộ đội Vệ quốc đoàn. Tháng 1/1946, nhà thơ tương lai đã là anh lính liên lạc rồi làm lính trinh sát của trung đoàn 101, tên gọi thân quen của đồng bào Thừa Thiên là trung đoàn Trần Cao Vân, đứa con đẻ của lực lượng vũ trang Thừa Thiên - Huế trong những ngày đầu chống Pháp.

phung-qun-2150737446
Nhà thơ Phùng Quán (Ảnh: ST)

Sau đó, Phùng Quán được cử đi học thiếu sinh quân, lớn thêm chút nữa phát hiện ra anh lính trẻ có giọng nói hay, ngâm thơ giỏi, Phùng Quán được đưa về đoàn Văn công Liên khu 4, giữ chân kéo phông màn, bắc rạp, bảo vệ... cho đêm diễn. Oách nhất là anh có tiết mục ngâm thơ, diễn tấu cho bộ đội, cho dân nghe... 1954, Phùng Quán được điều động về phòng Văn hoá văn nghệ, Tổng cục chính trị...

Năm 1956 tôi mới có dịp gặp mặt Phùng Quán ở Nha Trang. Hôm ấy đi cùng ông vô Nam còn có nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Lần đầu nhìn thấy ông, râu tóc bạc. Bộ quần áo nâu bạc mầu, đầu đội chiếc mũ lá, vai đeo chiếc bị cói của dân làng biển. Ngoài vài cái áo, khăn mặt còn kèm theo be rượu. Mấy anh văn nghệ tỉnh lẻ, nhà thơ Tôn Nữ Thu Thuỷ sau tiết dạy văn hăm hở chạy ra đón ông vẫn còn mặc áo dài lên lớp... Tất cả nhìn ông nhà thơ e ngại. Tác giả "Vượt Côn Đảo" đấy ư...? Người đã từng viết những câu thơ "...yêu ai cứ bảo là yêu / ghét ai cứ bảo là ghét... dù ai ngon ngọt nuông chiều / cũng không nói yêu thành ghét" đây ư?
Thành phố Nha Trang đã giải phóng hơn 10 năm, không khí sinh hoạt văn nghệ trong các học đường rất sôi động. Luồng gió mới trong văn chương đã xuất hiện, đánh thức người yêu văn học, khao khát cái mới...

Đêm ấy, trong giảng đường lớn của Trường Cao đẳng Sư phạm có mặt các văn nghệ sĩ xứ biển và hàng ngàn các em sinh viên các khoa nghe tin có nhà thơ Phùng Quán đến đọc thơ ào tới. Gian phòng rộng rinh rang chật kín chỗ ngồi. Có em phải bắc ghế, leo lên tường để nhìn cho rõ mặt nhà thơ tài danh nhưng cũng chịu nhiều oan khiên, tai tiếng... Nhà thơ Phùng Quán như ngợp trong ánh sáng của các ngọn đèn nê ông. Mọi người càng ngỡ ngàng khi ông bước lên sân khấu, vẫn bộ quần áo chưa ráo mồ hôi. Ông vái lạy bàn thờ Tổ Quốc và quỳ gối giữa giảng đường đọc bài thơ "Tạ Làng".

"Con tạ đất làng / thẫm đẫm máu bao anh hùng đã khuất / không ngọn cỏ nào không long lanh nước mắt / không lá cây nào không mặn chát gian lao /... con tạ... manh chiếu rách con nằm / con tạ... câu ca dao mẹ hát / tất cả thành sữa ngọt/ nuôi con ngày trứng nước / để hôm nay con được sống / được lớn khôn / được chiến đấu hết mình / vì tự do Tổ quốc.../ được ca hát hết mình / Tổ quốc thành thơ".

Cả ngàn con người lặng đi trong cái giọng trầm ấm mang âm sắc của người con xứ Huế. Thầy Lê Phương hiệu trưởng nhà trường vốn quê ở Nha Trang nay tập kết trở về, nhà thơ Đào xuân Quý, Nguyên Hồ, Y Điêng, Nguyễn Gia Nùng, Cao Duy Thảo, Đồng Xuân Lan một thời sống trên đất Bắc ai còn lạ gì cuộc sống vất vả trần ai của nhà thơ Phùng Quán... Ccác cô nữ sinh Nha trang duyên dáng trong chiếc áo dài... chưa bao giờ thấy một cảnh tượng đọc thơ vừa xúc động vừa trang nghiêm như vậy... Đến ngay cả Phùng Quán cũng ngơ ngác khi nghe những tràng vỗ tay vang lên như sấm dậy  khắp hội trường... Nhiều người lau nước mắt. Phùng Quán cũng rơi nước mắt khi nhận từ tay thầy Lê Phương và các cô học trò những bông hoa hồng đỏ thắm mang lên tặng ông.

Khi nhận lời viết cho các bạn văn bài về nhà thơ Phùng Quán, tôi càng giật mình về sức lao động sáng tạo của ông. Ngoài những cuốn sách đã là rạng rỡ một nhà thơ chiến sĩ như ông..., Phùng Quán còn viết "Cò vàng trong cổ tích", "Pắc Pó đón Bác về", "Tuổi thơ dữ dội"... Nhiều cuốn không mang tên ông, chỉ là bút danh, như ông nói vui "lấy nhuận bút đưa vợ mua gạo, chút dầu đèn". Vào những buổi chiều, tôi, anh Nguyễn trọng Tạo cùng Phùng Quán đi dạo biển, rồi chui vào quán vịt ở ngay góc phố Nguyễn Tri Phương, nhìn gương măt ông ửng lên vì men rượu..., tôi đã tự hỏi: Lúc đi gánh phân cuốc cỏ cùng bà con nông dân ở Thái Bình, khi đi chặt củi, đào mương , chăm cây... ở Thanh Hoá, Phú Thọ..., làm chân chạy bàn giấy ăn đồng lương công chức ở vào thời bao cấp, tem phiếu..., còn vợ con, nhà cửa, ông sao đủ sống qua những năm bom đạn chiến tranh? Hình như đói khổ cơ cực không giết được ông. Trái tim người nghệ sĩ trong ông vẫn sống, vẫn quậy cựa đau nhức, xúc động tuôn trào ra từng con chữ... Ông nói, viết để khẳng định mình, viết để thấy mình còn có ích cho cuộc sống, hệt như khi mới chỉ là anh lính 14 tuổi ông nằng nặc xin với anh đại đội trưởng xuống đơn vị chiến đấu...

Mấy mươi năm cầm bút, tác phẩm của Phùng Quán nối dài theo năm tháng, giống như dấu chân ông in hằn trên cát lúc con nước ròng. Mặt trời trồi lên sau mỏm Hòn Rùa. Những tia nắng ban mai lấp loáng mặt biển xanh. Tôi vỡ ra một diều giản dị. Chỉ có một nhà văn thật sự yêu nghề, yêu người, tin vào lẽ phải của cuộc sống mới đủ sức vượt qua giới hạn của bao nỗi đắng cay, khổ đau... Vượt qua chính mình để đêm đêm tự hành xác trên "những trang giấy kẻ hàng".

Ngày Đại hội nhà văn năm 1995, tôi cùng các nhà văn miền Trung tới ngôi nhà của vợ chồng nhà thơ Phùng Quán, nằm trong dãy nhà tập thể của trường Chu văn An bên bờ Hồ Tây thắp hương cho ông. Vẫn còn nhìn thấy căn nhà chòi của ông nằm lẩn khuất sau những bụi lau sậy rậm rạp, nơi ông ngồi làm thơ, uống rượu và câu cá... Nơi đó, một ngày chưa xa, trong những buổi chiều tàn, Phùng Quán ẩn mình trong đám lau sậy thả câu, lắng tai nghe cá đớp bóng, tiếng chuông chùa Trấn Vũ ngân vang, hoàng hôn tím đỏ loang trên mặt hồ gợn sóng. Vẳng lên tiếng bìm bịp, le le trong các mảng bèo tây, bụi cỏ... Nghe động bầy sâm cầm thảng thốt bay... Và nghe rõ cả tiếng leng keng của chuyến tầu điện ngược đường lên Bưởi.
Phùng Quán đang nhặt từng con chữ và suy ngẫm sự đời...

Hà Nội, một ngày đông

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm