| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 07/07/2011 , 10:26 (GMT+7)

10:26 - 07/07/2011

Kỳ quặc giá xăng

Trước việc giá xăng dầu thế giới giảm mạnh trong nhiều tuần qua, đặc biệt là xăng dầu thành phẩm tại Singapore, đầu mối mà Việt Nam đang NK, nhiều người tin chắc giá xăng dầu bán lẻ trong nước sẽ giảm xuống trong ngày một ngày hai. Nhưng tín hiệu giảm mãi vẫn chưa thấy xuất hiện!

Trong một diễn biến khác, bản tin xăng dầu mới được phát cách đây 2 ngày trên trang thông tin điện tử của mình, Petrolimex, đơn vị đầu mối NK xăng dầu lớn nhất và chiếm hơn 60% thị phần trong nước, tuyên bố, tại Việt Nam, giá xăng A92 đang thấp hơn Lào 5.225 đồng/lít, thấp hơn Campuchia 4.095 đồng/lít, thấp hơn Singapore 12.161 đồng/lít và thấp hơn Trung Quốc 4.048 đồng/lít. Như vậy, xăng dầu Việt Nam vẫn rẻ hơn rất nhiều nước trong khu vực và DN này tuy đang lãi, nhưng số lãi vẫn chưa đủ bù cho lỗ lũy kế trước đây.

Nhìn vào những con số và lập luận trên, nhiều người thấy “ông xăng dầu” khổ quá. Nhập sản phẩm về phục vụ nền kinh tế quốc dân toàn chịu lỗ. Đúng là tinh thần “vì nhân dân phục vụ” (?!).

Nhưng, Petrolimex “vô tình” quên rằng, họ đang được hưởng mức thuế NK xăng dầu là 5%, trong khi các nước mà họ đem ra so sánh giá, mức thuế mà DN xăng dầu phải chịu thấp nhất là 35%. Chuyên gia kinh tế độc lập, TS Nguyễn Minh Phong tính toán rằng, nếu Petrolimex mà phải chịu thuế 35% như các nước, chắc chắn giá xăng A92 của Việt Nam sẽ “vọt” lên hơn 35 nghìn đồng/lít.

TS Phong cho rằng, dù giảm ít hay nhiều, kể cả giảm 100 hay 200 đồng mỗi lít xăng, đời sống và sản xuất trong nước sẽ dễ thở hơn, sức ép lạm phát đối với cả nền kinh tế cũng bớt đi. Hay chí ít, cũng là con bài tâm lý khiến giá cả bớt leo thang. Tất nhiên, nếu giảm, miếng bánh lợi nhuận của DN sẽ bị bé lại. Và, với nỗi lo đó, DN đến nay vẫn kiên quyết chưa giảm.

Từ tháng 12/2009, Nghị định 84 đã quy định giá xăng dầu được điều hành theo cơ chế thị trường. Nói một cách giản dị cơ chế thị trường nghĩa là giá bán lẻ trong nước cùng tăng, cùng giảm theo giá thế giới. Nhưng trong suốt 3 năm qua, giá thế giới có tăng, có giảm, trong khi giá trong nước hầu như chỉ được “điều chỉnh tăng”.

Trước cái lắc đầu của Petrolimex, và sự im lặng của Bộ Tài chính, dư luận cho rằng, những cơ quan này đã tạo ra một loại thị trường kỳ quặc, méo mó, bất chấp quy luật.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm