| Hotline: 0983.970.780

Cuộc sống bế tắc dù sắp lên đến đỉnh

Thứ Sáu 14/08/2020 , 07:21 (GMT+7)

Em cũng đã ở vào cái tuổi sắp lên đỉnh cuộc đời để rồi sẽ đi xuống chị ạ. Nhiều lúc em nghĩ quẩn… hay là…

Chị Dạ Hương kính mến!

Bố mẹ em sinh được 3 người con, em là con gái duy nhất, ở giữa.

Tuổi thơ chưa biết ấm no là gì, thời ấy mọi người đều thế, thì em bị căn bệnh hiểm nghèo, từ đó tay chân không phát triển được. Đến trường chật vật, rồi cũng lây lất tốt nghiệp PTTH chị ạ.

Biết chắc mình sẽ không dám yêu ai, cũng biết chắc không có ai yêu mình. Em cũng biết chắc mình phải tự lập vì mẹ em yếu ớt, nhiều bệnh tật (có lẽ thế nên khi sinh em đã không khỏe lắm), bố thì thương binh, mê hoạt động cựu binh của cụ, rày đây mai đó với hội bạn của ông. Sau này em đoán vì mẹ yếu mà bố khỏe nên ông hay kiếm chuyện để đi.

Anh của em đi Nam làm ăn và lấy vợ rồi sống ở trong ấy. Nhà chung cư cũ, chật hẹp, em và mẹ một phòng, đứa em trai út đang học đại học, được hẳn một phòng. Mỗi khi bố về thì em ra phòng khách.

Sau này khi mẹ đau lâu ốm dài, chỗ của em bên cạnh mẹ, bố ở salon, có em chăm mẹ, bố càng đi dữ. Thôi, không kêu ca làm gì, ông về nhà thêm chật, mà mẹ cũng không mong mỏi nữa.

Rồi mẹ cũng ra đi. Khi ấy đứa em trai mới chịu lấy vợ sau 5 năm yêu con nhà người ta. Nó gàn, biết mình nghèo nhưng vẫn không bám bên vợ, vẫn ở với nhau căn phòng cũ của nó. Biết sao bây giờ hở chị, em nó suy nghĩ đúng mà.

Rồi đến lúc bố yếu, những vết thương thời chiến tái phát, em lại chăm bố ngay trên chiếc giường mẹ từng nằm. Chỗ hàng đêm của em vẫn là bên dưới bộ salon phòng khách.

Khi bố còn, lương của bố khá, có cả phụ cấp cho người bị chất độc da cam, em được cầm để thuốc men, ăn uống của bố và cả của em. Em trai đích thân đưa tiền cho em khoản vợ chồng nó góp với em và bố. Khi vợ nó sinh con, lại một tay em chăm. Nhưng tiền vẫn như thế vì vợ nó nghỉ hộ sinh rồi nghỉ làm để nuôi con nhỏ. Chị hình dung cảnh chật nhà và chật vật, đúng không?

Sau khi bố mất thì em không có gì cho mình nữa. Bố không di chúc về nhà cửa, nghĩ chắc em phải ở vậy và sống với vợ chồng em trai và chăm cháu. Bây giờ nó có đứa thứ hai rồi. Em cũng đã đứng tuổi, mệt, nghẹt thở vì hai đứa trẻ. Nhưng em giống kẻ ăn bám quá chị ơi.

Nhiều lúc em nghĩ quẩn… hay là…Nhưng tội nghiệp vong linh bố mẹ, tội nghiệp em trai nó đã quần quật để nuôi một vợ hai con rồi, nói nuôi chị nhưng chị như ô-sin không lương đây thôi. Bế tắc chị ạ.

------------------

Em thân mến!

Chị có thể hình dung được phần nào cảnh sống của em. Chung cư cũ chị không lạ, xập xệ, chung đụng, thu vén kiểu gì cũng va quệt nhau. Thương cảnh bố cựu binh, mẹ ốm yếu, em không may mắn từ nhỏ, cố gắng học xong lớp 12 là rất giỏi rồi đó.

Nhưng xem ra, bố em cũng là người hướng ngoại, đi và đi, đi để né cuộc sống chật chội với người vợ đau yếu. Người ta đi để xoay xở đưa cả nhà thoát ra, bố đi giải quyết sự bức bối chính mình, kỳ thực, bố cũng lận đận và có phần kém cỏi của bố.

Một người như vậy thì di chúc gì đây? Nhà cũ, có bán, nếu có người mua thì hẳn cũng không đủ cho em một chỗ khác và em trai em một chỗ khác. Bố để mặc vậy.

Phàm ở đời, bà chị bất hạnh thì chị tiếp tục hy sinh đi chị, sống với em trai và em dâu, chị có cháu để chăm là niềm vui mà chị, em bao ăn, ở không phải lo, còn muốn gì nữa chị? Đấy, nghĩ đơn giản như vậy đó. Muốn nhiều hơn nữa lấy đâu ra, một mình em nuôi một vợ và hai con rồi chị?

Em à, không thể khác. Nếu em trai khá giả, nó sẽ đưa em nhiều hơn và em gói ghém, có thể để dành một ít mỗi tháng cho mình.

Sự bất hạnh của tứ chi sinh ra bất hạnh cho cả cuộc đời em, người thân có đau lòng, rồi cũng quen mắt, quen cảm giác sống chung với nỗi bất hạnh của bà chị. Biết làm sao giờ? Có thể nói với em trai về sự chật vật khi vật giá leo thang. Nhưng liệu có kiệt sức nó không, đứa em ấy?

Đừng quá bi quan em nhé. Đời là bể khổ. Nhìn xuống thì thấy dù sao mình cũng có mái nhà bố mẹ để lại cho, có em trai, có hai cháu ruột hủ hỉ để vui. Nghĩ tích cực lên em nhé và khi các bé đã gửi được, có thể em dâu đi làm, em bếp núc thôi, được không?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm