| Hotline: 0983.970.780

KỸ THUẬT GIEO CẤY GIỐNG LÚA LAI C ƯU ĐA HỆ SỐ 1

Thứ Năm 24/11/2011 , 09:56 (GMT+7)

1. Đặc điểm giống

Giống có dạng hình đẹp, gọn cây, chống đổ tốt, thời gian sinh trưởng vụ xuân muộn 129 - 130 ngày, vụ mùa sớm từ 109 - 110 ngày, đẻ nhánh khoẻ, chống đổ tốt, bông to, nhiều hạt, khối lượng 1.000 hạt 27-28g. Năng suất trung bình từ 66,2 - 76,7 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 89,0 tạ/ha.

2. Thời vụ gieo trồng

+ Vụ xuân: từ 15/1-5/2 vùng ĐBSH và 10/1-30/1 vùng Bắc Trung bộ.

+ Vụ mùa: từ 10-15/6 vùng ĐBSH và từ 10-15/5 đối với vụ hè thu ở vùng Bắc Trung bộ.

+ Tuổi mạ: 4-5 lá đối với mạ dược và 3-3,5 lá đối với mạ dày xúc.

3. Kỹ thuật làm mạ

+ Ngâm ủ: Tương tự như các giống lúa lai khác. Ngâm hạt giống 12 - 16 giờ (vụ mùa) và 18 - 24 giờ (vụ xuân); cứ 5 - 6 giờ thay nước rửa chua 1 lần. Xả sạch không còn mùi chua, để ráo nước rồi đem ủ. Khi rễ dài bằng 1 hạt thóc và mầm dài 1/3 - 1/2 hạt thóc thì đem gieo.

+ Ruộng mạ làm đất bằng phẳng, chú ý bón lót phân chuồng, lân cho đất gieo mạ.

+ Mạ gieo thưa đảm bảo đanh dảnh, ngạnh trê.

+ Chú ý chống rét cho mạ (nên áp dụng phương pháp làm mạ phủ ni lon, mạ khay).

4. Kỹ thuật cấy

Mật độ: 40 khóm/m2.

Số dảnh cấy: 1-2 dảnh, cấy nông tay.

5. Bón phân

Cần bón cân đối giữa phân hữu cơ, phâm đạm, phân lân và kali ở các thời kỳ bón lót, bón thúc, không bón phân khi trời mưa hoặc khi ruộng không có đủ nước. Nếu đất chua cần bón thêm vôi bột tùy mức độ chua: bón 10 - 15kg/sào Bắc bộ, bón lót toàn bộ.

* Lượng phân bón (cho 1 ha):

+ Vụ xuân:

Phân hữu cơ: 10 tấn (hoặc 1 tấn HCVS); đạm urê: 250 kg; lân: 500 kg; kali: 220 kg.

+ Vụ mùa:

Phân hữu cơ: 10 tấn (hoặc 1 tấn HCVS); đạm urê: 220 kg; lân: 500 kg; kali: 190 kg.

- Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ lượng phân hữu cơ, lân, 40% đạm và 40% kali.

+ Bón thúc lần 1: Bón 50% đạm ure, 10 kali bón khi lúa hồi xanh.

+ Bón thúc lần 2: Toàn bộ lượng đạm ure và kali còn lại (trước khi lúa trỗ 20 ngày).

Lượng phân bón trên có thể điều chỉnh tùy theo từng chân đất cho phù hợp.

6. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Nước tưới theo yêu cầu sinh lý của cây lúa. Từ cấy lúa đến khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu luôn giữ nước ở mức 3-5cm và kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu thì tháo cạn nước phơi ruộng 18-25 ngày. Khi lúa phân hóa đòng tưới và giữ nước ở mức 5-10 cm, thời kỳ chín sáp tiếp tục tháo cạn nước.

Quá trình chăm sóc cần chú ý kiểm tra sâu bệnh trên đồng ruộng, khi thấy các đối tượng gây hại phải phun phòng ngay theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật. Phun đúng thuốc, đúng đối tượng sâu bệnh và đúng thời điểm.

Có thể sử dụng các loại thuốc BVTV sau:

- Với các loại sâu cuốn lá, sâu đục thân các loại thuốc Karate 2.5 EC, Regent 800WG, Padan 95SP, Proclaim 1.9EC.

- Rầy nâu, chích hút thường dùng thuốc Actara 25WG.

- Đạo ôn dùng các loại thuốc Filia 525 SE, Fujione 40EC.

- Bệnh khô vằn dùng Validacin 5SC, Anvil 5SC.

- Bệnh lep lép hạt dùng thuốc Tiltsuper 300EC.

Chú ý: Cần bón cân đối giữa phân hữu cơ, phâm đạm, phân lân và kali ở các thời kỳ bón lót, bón thúc, bón đón đòng để hạn chế sâu bệnh hại. Bón đủ lượng kali theo hướng dẫn kỹ thuật để hạn chế tỷ lệ lép.

Xem thêm
'Bóc’ các điểm chăn nuôi lợn quy hoạch đầu nguồn nước

QUẢNG TRỊ Sau một loạt các sự cố môi trường trong chăn nuôi, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định đưa ra khỏi quy hoạch điểm chăn nuôi lợn đầu nguồn nước.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm