| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật trồng giống ngô lai đơn NK6326

Thứ Năm 23/09/2010 , 10:47 (GMT+7)

Giống ngô lai đơn NK6326 có thời gian sinh trưởng trung ngày. Cây cứng, chống đổ ngã tốt và có khả năng chịu rét tốt. Tỷ lệ hạt/bắp cao, đạt từ 70-80%...

Báo NNVN số 168 có bài giới thiệu giống ngô lai NK6326 năng suất trên 10 tấn/ha, kháng tốt bệnh sọc lá. Tôi ở Quảng Bình, đất ruộng 2 lúa, làm 2 vụ đông xuân và hè thu. Vụ hè thu gieo sạ tháng 6, thu hoạch đầu tháng 9, rất bấp bênh. Chúng tôi chuyển vụ này sang trồng ngô lai, chẳng hạn như giống NK6326 thì khó lắm không; mua giống ở đâu? 

Trả lời:

Không riêng gì Quảng Bình mà hiện nay nhiều địa phương, những vùng cấy cưỡng, thiếu nước tưới, đất xấu, đều muốn chuyển vụ đông xuân và hè thu cấy lúa bấp bênh sang trồng ngô sẽ hiệu quả hơn nhiều. Tuy nhiên, nên trồng chân ruộng có tưới năng suất mới cao, và có thể trồng muộn một chút, vào cuối tháng 6 để ngô khi trổ cờ phun râu tránh được gió Lào, nắng nóng, giảm năng suất. Về giống ngô lai hiện có rất nhiều giống rất tốt, trong đó có giống NK6326, là giống thế hệ mới nhất của Cty Syngenta Việt Nam.  

1. Đặc tính giống 

§ Giống ngô lai đơn NK6326 có thời gian sinh trưởng trung ngày 95-100 ngày ở phía Nam và 110-120 ngày ở phía Bắc.

§ Chiều cao cây và đóng bắp trung bình, dạng hình cây đẹp, bộ lá cây xanh lâu tàn.

§ Nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại chính như khảm lá, đốm lá, rệp cờ, sâu đục thân, nhiễm vừa khô vằn.

§ Cây cứng, chống đổ ngã tốt và có khả năng chịu rét tốt.

§ Tỷ lệ hạt/bắp cao, đạt từ 70-80%, dạng hạt bán đá, hạt màu vàng cam.

§ Năng suất cao và trồng được các vùng và các vụ trong cả nước.

2. Thời vụ và mật độ gieo trồng

2.1 Thời vụ: Giống NK6326 trồng được nhiều vụ trong năm:

- Phía Bắc: Vụ xuân, hè và vụ đông

- Phía Nam: Vụ hè thu, thu đông, đông xuân

Lưu ý: Khi  trồng ngô trong vụ hè và hè thu ở phía Bắc và Bắc Trung bộ cần tránh thời gian trỗ cờ vào giai đoạn nắng nóng trên 35oC và không để cây ngô bị khô hạn sẽ gây hiện tượng chết phấn và kết hạt kém.  

2.2 Mật độ gieo trồng:  Gieo 1 hạt trên 1 hốc với khoảng cách như sau:

Vụ hè thu và thu đông ở phía Nam: 70x20 cm, mật độ 71.000 cây/ha.

Vụ đông xuân ở phía Nam: khoảng cách gieo 60x20 cm, mật độ 81.000 cây/ha.

Vụ xuân, vụ hè ở phía Bắc: 70x25 cm hoặc 70x20 cm, mật độ 57.000-71.000 cây/ha.

Vụ đông ở phía Bắc: 70x25 hoặc 60x25 cm tương đương 57.000-67.000 cây/ha.

3. Phân bón

3.1 Lượng phân bón

Loại phân

Sào Bắc bộ (360m2)

Sào Trung bộ (500m2)

1.000m2

1 ha

Phân chuồng

180 – 360 kg

250 – 500 kg

500 – 1.000kg

5.000 – 1.0000kg

Đạm Urê

11 – 15 kg

15 – 20 kg

30 – 40 kg

300 – 400 kg

Lân

15 – 18 kg

20 – 25 kg

40 – 50 kg

400 – 500 kg

Kali

4 – 6 kg

6 – 8 kg

11 – 15 kg

110 – 160 kg

3.2 Cách bón phân

1. Bón lót:

Bón toàn bộ phân chuồng nếu có (nếu có) và toàn bộ phân lân.

2. Thúc lần 1:

Lúc cây mọc được 3 – 5 lá thật, bón 1/3 lượng urê và 1/3 lượng kali

3. Thúc lần 2:

Lúc cây mọc được 7 – 9 lá; bón 1/3 lượng đạm urê và 1/3 kali

4. Thúc lần 3:

Lúc cây mọc được 11 – 13 lá; bón 1/3 lượng đạm urê và 1/3 kali còn lại

4. Phòng trừ sâu hại:

* Phòng trừ sâu đục thân: Dùng Basudin 10H, furadan 10H hoặc Diazan 10H; rắc 3-5hạt vào loa kèn vào lúc 30 ngày và 45 ngày sau khi gieo.

* Phòng trừ bệnh khô vằn: Sử dụng thuốc Anvil 5SC.

* Trừ cỏ: Làm bằng tay kết hợp với vun gốc lấp phân hoặc dùng các loại thuốc trừ cỏ để phun như Dual gold 960EC trước khi gieo 3 ngày và dùng thuốc Gramoxone 20SL phun khi bón thúc lần 2 (phun thuốc không để thuốc tiếp xúc với cây ngô). 

Địa chỉ mua giống: Cty CP Giống cây trồng Nông Tín, 503 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Quy, Q. 7, TPHCM hoặc Trạm giống cây trồng các huyện. Khu vực Bắc Trung bộ, liên hệ ông Nguyễn Danh Nhân, ĐT: 0913068098. 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm