| Hotline: 0983.970.780

Kỳ tích cứu người

Thứ Năm 14/10/2010 , 16:34 (GMT+7)

Trong cơn lũ lịch sữ ở Quảng Bình, những tấm lòng nghĩa cử xã thân cứu người như kỳ tích được mọi người ghi sâu trong lòng.

“Rằng qua cơn hoạn nạn mới hiểu được lòng nhau...”, trong cơn lũ lịch sữ ở Quảng Bình, những tấm lòng nghĩa cử xã thân cứu người như kỳ tích được mọi người ghi sâu trong lòng. Những con người đó vẫn làm lụng chăm chỉ mỗi ngày và khi cần họ biết quên mình vì mọi người...

Thuyền lật cũng “chơi”...

Chị Cao Thị Bình (thôn 1 Cổ Liêm, xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình) tất bật dọn nhà cửa sau cơn lũ rút. Tất bật là vậy, nhưng khi nghe chúng tôi hỏi chuyện về hai cán bộ xã đã không quản hiểm nguy cứu người trong lũ thi chị dừng tay, xởi lởi kể chuyện: “Hôm đó, nhà tôi chỉ còn lại đứa út đang học lớp 5 cũng với ông bà. Khi nước lên, chồng đưa bố mẹ và con đi lánh lũ trước sau đó quay lại đón tôi. Ai ngờ nước lũ lên nhanh quá, chồng tôi không sao quay lại được. Khi nước lũ ngập tra (phần gác cao nhất trên chóp nhà) tôi phải tháo ngói trèo lên nóc nhà kêu làng. Rất may là có anh Cường và anh An tới cứu kịp thời chứ không chắc cũng trôi theo lũ rồi...”. 

Hai anh Trần Cửu Long và Cao Xuân An bên chiếc thuyền đi cứu người trong lũ

Chuyện chị Bình kể về hai anh là Trần Cửu Long (31 tuổi) - Bí thư Đoàn xã Minh Hóa và anh Cao Xuân An (41 tuổi) - Chủ tịch Hội Nông dân xã. Khi cơn lũ ngày 4/10 dâng lên như cướp chợ thì các anh Long và An đã nhanh chóng dùng thuyền máy băng dòng lũ dữ lao vào những nơi nguy hiểm để cứu giúp tính mạng, tài sản người dân. Trong hai ngày mồng 4 và 5/10, hơn 150 người dân và nhiều tài sản của xã Minh Hóa đang trong cơn nguy kịch được anh Trần Cửu Long và Cao Xuân An cứu giúp, đưa đến nơi an toàn.   

Anh Long kể: “Tôi điều khiển thuyền máy, anh An ngồi ở mũi thuyền. Cứ nhắm về phía có người kêu cứu để tới đó chở họ lên chổ cao nhất và an toàn. Suốt từ buổi sáng hôm đó tới cuối buổi chiều, chúng tôi không nhớ rõ là đã chở được bao nhiêu chuyến đi về trong lũ. Do thuyền máy nhỏ, mỗi lần cứu người, chúng tôi chỉ chở được từ 4 đến 7 người. Mỗi chuyến cứu người từ vùng nguy hiểm đến nơi an toàn, nhanh nhất cũng mất khoảng 10 phút, chậm thì khoảng 20 phút vì nước lũ chảy quá xiết...”. Đến khoảng 5 giờ chiều ngày lũ lớn nhất, băng qua thôn 1 Cổ Liêm thì nghe tiếng kêu cứu, anh Lòng chặt tay lái lộn vòng con thuyền lao đến phía chị phụ nữ đang ngồi trên nóc nhà. Thuyền vừa cặp vào dược mái ngói, chị phụ nữ do hooats hoảng và mừng quá nên đã nhảy ào từ trên mái nhà xuống thuyền. Cú nhảy quá mạnh khiến con thuyền nhỏ chòng chành và sóng lũ dập tới khiến thuyền bị lật úp.

Anh Long nhào ngày đến túm được tay chị Bình đẩy ngược lên mái nhà. Anh An thì cố sức ghì lấy con thuyền không cho lũ cuốn trôi. Cả hai anh em vừa vuốt mặt, tay bơi nâng cong thuyền lên mặt nước và đánh sóng để hất nước trong lòng thuyền ra. Khi thuyền nổi lên được thì không thể khởi động được máy nổ nữa. Hai anh nói chị Bình ngồi giữa lòng thuyền rồi chèo tay ngược lũ lên phía đồi cao.

Suốt đêm và ngày hôm sau, hai anh tiếp tục chèo thuyền máy đi cứu dân trong tình trạng bụng đói, rét căm người. Nhiều khi cánh tay rã rời, nhưng cứ nghỉ đến cảnh người dân đang gặp hiểm nguy nên cố sức.

Chị Cao Thị Bình: “Lúc đó, tôi ngồi mắc kẹt trên mái nhà, xung quanh lũ bao bọc hết rồi...”

“Đè” lũ, cứu hơn 300 người...

Chị Trần Thị Hoài (thôn Cù lạc- xã Sơn Trạch- Bố Trạch) kể lại: "Đêm đó, nước lũ ập về quá nhanh. Chồng làm xa, con gửi ông bà nội nên trong nhà chỉ còn hai dì cháu. Đứng trên gác xép, rọi đèn pin, đếm con nước lên theo từng hàng gạch. Còn 7 hàng gạch nữa là lũ ngập mái nhà. Hai dì cháu ôm nhau khóc. Đúng lúc đó, có tiếng động mạnh từ cửa trước, giọng anh Tam vọng vào: chị Hoài có trong nhà không thì bơi ra cửa. Choàng tỉnh, hai dì cháu dồn sức kêu to hướng dẫn anh Tam cho thuyền vòng phía sau, bẻ gãy song cửa sổ. Hai dì cháu lặn xuống dò dẫm dưới làn nước đục thoát ra ngoài. Lên được đò và ngoái lại nóc nhà đã không còn nhìn thấy đâu nữa". Ông Nguyễn Hữu Liễm (người dân thôn Cù Lạc) cho biết thêm: "Chị Hoài chỉ là một trên 300 trăm trường hợp ở Thôn Cù Lạc được cha con anh Ngô Tam cứu sống trong đêm lũ. Thậm chí có những gia đình từ 4 đến 5 người già, phụ nữ và trẻ em như gia đình anh Nguyễn Văn Chúc, ông Nguyễn Văn Nghệ và hàng chục gia đình khác đang tuyệt vọng thì thuyền anh Tam đến kịp thời...”.

Từ phải qua: anh Ngô Tam, con trai Ngô Văn Nam và cháu Nguyễn Văn Lam

Cũng như nhiều hộ dân ở thôn Xuân Sơn, ngày 4-10, sau bữa cơm chiều nấu vội, anh Ngô Tam (48 tuổi, trú tại thôn Xuân Sơn- Sơn Trạch) giục vợ và các con ăn cơm sớm. Vốn quen nghề sông nước, linh tính mách bảo với anh, đêm nay lũ dữ sẽ về. Nhìn chồng cùng các con cẩn thận che chắn nhà cửa, kê vật dụng sinh hoạt gia đình lên cao, lòng chị Nguyễn Thị Xuân đã bớt âu lo một nửa. Còn anh Tam, người ướt sũng nước mưa, thi thoảng lại vội chạy ra ngoài thấp thỏm nhìn con nước đang lên.

Xẩm tối, ngoài trời tối đen như mực, gió giật mạnh giật mái hiên, bẻ gãy từng ngọn cây nghe răng rắc. Trời mưa mỗi lúc một to, nước sông cuồn cuộn thốc từng đợt liên hồi ầm ầm giật cửa. Đúng lúc đó, máy điện thoại đổ chuông. Từ bên kia, giọng anh trần Văn Tròn ở thôn Cù Lạc thảng thốt, đứt quãng: "Tam ơi người dân Cù Lạc với! Nhanh lên, nước lũ ngập hết nhà rồi".

Vơ vội chiếc đèn pin, giục con trai đầu là Ngô Văn Nam (22 tuổi) và cháu Nguyễn Văn Lam (18 tuổi) mở cửa, anh ngoái nhìn vợ: “Em ở nhà trông con, anh đi cúu người một tý anh về...”. Chặt đứt dây neo, anh Tam bảo cháu ngồi giữa đò tát nước còn anh và con trai mỗi người chèo một đầu. Thôn Cù Lạc bình thường gần đến vậy nhưng giờ đây như bị nước lũ đẩy thành xa tít tắp. Trời mưa rát mặt, nước sông Son cuồn cuộn đổ về như chực đẩy con đò nhỏ chới với xuống phía hạ lưu. Gồng mình rẽ nước, hai cha con lái con đò gỗ vượt qua lũy tre tiếp cận thôn Cù Lạc. "Tiếng kêu "cứu với ... đò ơi!" vọng ra khắp nơi. Anh Tam gào lên trong mưa với con: “Cứ chèo đò lao thẳng kê mũi trên mái nhà kiểu gì cũng cứu được người mắc kẹt..".. Nhờ qua ánh đèn pin le lói, anh Tam lái đò tiếp cận được gia đình anh Nguyễn Văn Chúc. Lúc này, trong nhà có 4 người bị mắc kẹt dưới mái tôn, lối cửa chính đã bị nước lũ bịt kín. Dùng sức lật mái nhà hai cha con anh Tam nhanh chóng đưa gia đình anh Châu lên đò rồi chèo sang nhà bên cạnh. Đò nhỏ, nước lớn, sợ nguy hiểm nên tôi không dám chở nhiều. Cứu được 7 đến 8 người thì tôi lại chèo đò đưa họ đến những nhà cao tầng trong thôn, rồi quay lại tiếp tục cứu người khác.

Trong câu chuyện, anh Tam cũng chẳng nhớ nổi mình và người thân đã cứu sống được bao người bên kia thôn Cù Lạc. Trong chuyến đầu, anh cùng con trai và cháu đã chèo đò liên tục hơn 8 giờ trong lũ xiết. "Đến rạng sáng hôm sau, nhìn thấy hai đứa đã lả người vì đói, lạnh, toàn thân tím tái, áo quần bị gí xé rách tả tơi, tôi cho chúng về nghỉ rồi gọi thêm hai đứa em trai của mình đi tiếp. Đến 10 giờ sáng, sau khi đưa được khoảng 25 người nữa đến nơi an toàn. cẩn thận kiểm tra lại lần cuối, thấy không bỏ sót nhà nào nữa tôi mới trở về nhà". Anh Tam nhớ lại.

Cứu người, trở về nhà, anh Tam mới hay trong đêm tối vợ và hai con anh đã may mắn thoát chết khi nhanh chân trổ ngói thoát ra ngoài. Mọi tài sản của gia đình đều bị nước lũ cuốn trôi, hoặc bị hư hỏng. Giờ đây gia đình anh chỉ còn lại hai chiếc giường trống trơn và một vài bộ quần áo ướt sũng. Chị Xuân tâm sự: "Giờ hai vợ chồng lại tay trắng, thậm chí gạo cũng đã bị mốc chẳng biết lấy gì ăn. Thấy anh ấy buồn tôi cũng chỉ biết động viên an ủi. Điều hạnh phúc là anh ấy cứu sống được nhiều nguời và trở về an toàn là tôi mừng lắm rồi. Mình còn anh em, người thân, còn hàng xóm...".

Khen thưởng 26 công dân dũng cảm cứu người trong lũ

UBND xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình)vừa tổ chức khen thưởng 26 cá nhân dũng cảm cứu người trong trận lũ lịch sử vừa qua.

Trong trận lũ từ ngày 2 đến 6/10, Sơn Trạch là một trong những xã bị thiệt hại nặng nhất của tỉnh Quảng Bình. Trong hoạn nạn, tinh thần tương trợ lẫn nhau đã được người dân nơi đây phát huy. Trong đêm lũ lớn tràn về, 26 người trong xã đã quên mình lao ra giữa dòng nước xiết để cứu sống hàng trăm người. Đó là các anh Lê Văn Điệp, bí thư chi đoàn thôn Hà Lời, xã Sơn Trạch; anh Hoàng Văn Ninh, trưởng thôn Xuân Tiến, xã Sơn Trạch; ông Nguyễn Xuân Phương ở thôn Xuân Tiến; ông Ngô Tam ở thôn Xuân Sơn, Sơn Trạch; ông Lê Viết Hiều cùng con trai là Lê Văn Hợp và anh Lê Văn Tiến cứu sống hơn 300 người…

Dù còn nhiều khó khăn sau trận lũ nhưng UBND xã Sơn Trạch đã quyết định thưởng cho 26 công dân số tiền từ 500 nghìn đến 2.000.000 đồng/người để biểu dương tinh thần dũng cảm của họ.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất