| Hotline: 0983.970.780

Kỳ vọng bệnh viện thú y

Thứ Tư 01/05/2019 , 10:02 (GMT+7)

Bệnh viện thú y, trực thuộc Học viện Nông nghiệp VN vừa chính thức khánh thành và đi vào hoạt động. Chia sẻ về sự kiện này, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết rất kỳ vọng về sự phát triển của bệnh viện này.

06-33-27_benh_vien_thu_y_1
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại lễ khánh thành Bệnh viện thú y. (Ảnh: KT).

GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp VN cho biết, Thú y hiện là ngành giảng dạy lớn mạnh nhất của nhà trường. Cho đến nay, khoa này đã đào tạo cho đất nước khoảng 15.000 bác sỹ thú y. Tỷ lệ sinh viên ngành thú y ra trường có việc làm đạt 95% với mức thu nhập cao, ổn định.

Những năm qua, Bộ NN-PTNT và một số bộ, ngành đã ưu tiên đầu tư cho dự án Bệnh viện thú y của Học viện Nông nghiệp VN. Dự án có tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng, được trang bị thiết bị máy móc hiện đại, bao gồm hệ thống cấp cứu, chẩn đoán siêu âm 4D, phẫu thuật nội soi, phòng mổ hiện đại… Bệnh viện quy tụ gần 100 bác sỹ thú y được đào tạo bài bản từ nhiều nước trên thế giới tham gia vận hành hiệu quả công trình. Với quy mô như vậy, công trình được đánh giá là lớn, hiện đại nhất Việt Nam, ngang tầm các nước trong khu vực.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, ngoài khám chữa bệnh thú y, bệnh viện được kỳ vọng sẽ là nơi đào tạo, rèn dũa nghề cho các sinh viên. Đồng thời trở thành nơi nghiên cứu khoa học phục vụ cho ngành nông nghiệp và toàn xã hội.

Chia sẻ về sự kiện này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, không phải bỗng dưng mà ngành thú y đào tạo sinh viên tới 5 năm rưỡi mới tốt nghiệp. Bởi khoa này đòi hỏi trình độ chuyên môn rất sâu. “Với tư cách là cựu sinh viên của trường, khi quay lại chúng tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào. Một đất nước khiêm tốn về tài nguyên đất đai mà chúng ta trăn trở và phát triển. Đến giờ phút này có thể ngẩng cao đầu, một quốc gia gần 100 triệu dân hoàn toàn tự đảm bảo an ninh lương thực”.

06-33-27_benh_vien_thu_y_2
Cắt băng khánh thành Bệnh viện thú y. (Ảnh: KT).

Bộ trưởng Cường cho rằng, ngành chăn nuôi có phát triển đến mấy, nếu không quan tâm công tác thú y cũng coi như hết khi xảy ra dịch bệnh. Việc khánh thành được công trình bệnh viện thú y là một niềm vui lớn với ngành thú y và người chăn nuôi. Chúng ta không chỉ hiểu công trình này trị giá 100 tỷ mà ý nghĩa chính trị, giá trị tích lũy lớn lao về sau này. Điều đó thấy rằng nông nghiệp Việt Nam tiếp tục bước chân vào hội nhập thế giới.

Cũng theo Bộ trưởng, thế giới sẽ tiếp tục tăng dân số, dự báo đến 2050 sẽ có hơn 9 tỷ người. 57% dân số thế giới đang sinh sống ở đô thị và tiếp tục tăng. Biến đổi khí hậu đang từng ngày tác động tới con người, SXNN, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn. Dịch dã ngày càng diễn biến khó lường. Điển hình dịch tả lợn Châu Phi phát hiện từ năm 1921 tới nay nhưng cả thế giới vẫn chưa tìm ra vacxin.

Bộ trưởng cho rằng, đây là một thiết chế công trình phù hợp với ngành thú y. Chúng ta phải nghĩ lớn hơn ngoài các trung tâm giám định như hiện nay. Đây là một công trình biểu trưng cho một ngành thú y, một nền nông nghiệp hiện đại. 

“Riêng Khoa thú y phải luôn có ý thức phát huy giá trị của công trình hơn nhiều lần lý thuyết đề ra. Bệnh viện phải tham gia sâu hơn nghiên cứu, phát hiện dịch bệnh, xây dựng quy trình an toàn sinh học, phục vụ ngành chăn nuôi. Cũng từ bệnh viện này cần đào tạo nhiều kỹ sư giỏi, có một khát vọng, tầm nhìn. Bệnh viện cũng cần tăng tường hợp tác, đặc biệt là hợp tác quốc tế. Chủ động hợp tác với các nguồn lực kinh tế”, Bộ trưởng đặt nhiều kỳ vọng vào Bệnh viện thú y.

Ngay từ khi chưa chính thức đi vào hoạt động, đội ngũ khoa học của Bệnh viện thú y đã tích cực bắt tay vào nghiên cứu về dịch tả lợn Châu Phi. Bằng việc, Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học thú y đã giải mã thành công trình tự gen của virus dịch tả lợn Châu Phi khi mới xảy ra tại Hưng Yên. Đây là kết quả quan trọng để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh tiếp theo cho ngành nông nghiệp.

06-33-27_benh_vien_thu_y_3
Khám chữa bệnh cho vật nuôi tại Bệnh viện thú y. (Ảnh: KT).

Về công tác nghiên cứu vacxin, một nhà khoa học của Bệnh viện thú y chia sẻ, virus tả lợn Châu Phi là một dịch bệnh khó. Thời gian qua, ngoài công tác chẩn đoán, phát hiện dịch bệnh, đơn vị cũng đang ầm thầm nghiên cứu vacxin.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm