| Hotline: 0983.970.780

Kỳ vọng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc của chàng trai trẻ

Thứ Ba 11/07/2017 , 07:15 (GMT+7)

Chịu khó tìm tòi, ham học hỏi, anh Trương Đình Tùng (SN 1992) ở thôn Dạo Lưới, xã Đông Hưng, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã nuôi trai trong môi trường nước ngọt thành công, mở ra triển vọng về nghề mới cho người dân nơi đây.

09-35-43_img_0562
Khu ao nuôi trai của anh Tùng

Tốt nghiệp chuyên ngành về xây dựng nhưng Tùng đã không theo nghề mà tập trung vào phát triển nuôi trai lấy ngọc. Tùng chia sẻ: “Em chỉ nghe nói nuôi trai nước mặn chứ chưa nói ở môi trường nước ngọt. Hơn nữa sản phẩm này khá quý mà lại làm ra được nên rất tò mò”.

Vậy là năm 2015, Tùng khăn gói “mục sở thị” mô hình cấy ghép trai lấy ngọc ở tỉnh Ninh Bình. Tìm hiểu về nghề chàng thanh niên trẻ đã “kết” ngay và quyết tâm lập nghiệp từ nghề này. Bị bố ngăn cản song cậu không nản chí, thuyết phục gia đình và cuối cùng nhận được sự ủng hộ. Nhanh nhạy, sáng dạ nên cậu học việc khá nhanh. Người chủ muốn giữ lại để làm việc nhưng anh từ chối cho rằng, mình cần làm giàu trên chính mảnh đất quê mình. Tận dụng ao nhà cạnh hồ Suối Nứa, nguồn nước quanh năm trong mát nên khả năng thành công khá cao. Cùng đó, nguồn trai sẵn có trong tự nhiên dồi dào nên Tùng nuôi 10 nghìn con trên diện tích mặt nước 5 sào.

09-35-43_img_0587
Hạt ngọc trong trai được nuôi sau hơn một năm

Kỹ thuật cấy trai đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác. Theo đó, Tùng nhập hạt ngọc được làm bằng chính vỏ trai từ nước ngoài về. Sau đó cấy vào túi tinh tùy theo kích cỡ của trai cộng với cấy ghép mô tế bào. Cấy ghép xong, trai được thả vào trong bể chứa và theo dõi chừng 2 ngày. Từ đây, trai được đựng cố định trong túi lưới và treo xuống ao. Với cách làm này giúp trai không bị lệch thì hạt ngọc mới tròn, đồng thời tảo và các sinh vật phù du sẽ bám vào lưới nhiều hơn, tạo thức ăn đa dạng cho trai. Sau hai năm, trai sẽ phủ lên hạt ngọc đã cấy những lớp ngọc và tăng dần kích thước, màu sắc sáng bóng.

Dẫn khách thăm khu nuôi thả sau hơn một năm, Tùng nhấc một túi trai lên kiểm tra và mổ lấy ngọc. Quan sát cho thấy, mỗi con có hai hạt màu tím, đặc trưng của trai nước ngọt. Ngoài ra, Tùng cũng đã lai tạo trai và tạo hạt ngọc màu trắng. Tùng ước tính với khoảng 1 vạn con trai, đến cuối năm sau thu được chừng 2 vạn hạt ngọc giá bán bình quân 200 - 500 nghìn đồng/viên thì lợi nhuận lên đến hàng tỷ đồng. Thời gian tới, Tùng đang lai tạo để tạo ra ngọc có màu đen - ngọc đang được ưa chuộng và giá bán cao trên thị trường hiện nay.

Tùng cấy ghép hạt ngọc vào trai

 

Xem thêm
Người nuôi thủy sản Thái Bình chuẩn bị kỹ cho vụ nuôi mới

Các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang khẩn trương cải tạo hệ thống ao đầm, lồng bè…, sẵn sàng thả nuôi vụ mới vào tháng 4.

Thừa Thiên - Huế đề xuất đầu tư 350 tỷ đồng cho hạ tầng nghề cá

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đề xuất bổ sung 350 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng cá địa phương, góp phần nâng cao năng lực ngành thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Vươn khơi bám biển, chấp hành tốt các quy định IUU

TIỀN GIANG Khai thác hải sản là nghề truyền thống của ngư dân thị trấn Vàm Láng. Thời gian qua, người dân khắc phục khó khăn, vươn khơi bám biển, chấp hành tốt các quy định IUU.