| Hotline: 0983.970.780

Lá dong Tuấn Dị vào mùa

Thứ Ba 10/02/2015 , 10:02 (GMT+7)

Ngay từ những ngày đầu tháng Chạp, khi không khí tết mới bắt đầu rậm rịch thì đối với người dân Tuấn Dị, tết đã gõ cửa từng nhà.

Về thôn Tuấn Dị, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) đâu đâu cũng thấy một màu xanh mướt của lá dong. Dọc đường làng, từng đoàn xe máy nối đuôi nhau vào tận vườn lấy lá rồi tỏa đi các hướng.

Ngay từ những ngày đầu tháng Chạp, khi không khí tết mới bắt đầu rậm rịch thì đối với người dân nơi đây, tết đã gõ cửa từng nhà.

Ngoài Tràng Cát (Thanh Oai, Hà Nội), Tuấn Dị được biết đến là làng trồng lá dong lớn nhất, nhì miền Bắc. Theo các cụ cao niên, cây dong đã bén rễ trên đất Tuấn Dị từ nhiều đời nay. Cả thôn có tới 60% số hộ trồng lá dong, người ít thì một, hai sào, người trồng nhiều lên tới cả mẫu. Đã từ nhiều năm nay, lá dong là nguồn thu chính của bà con mỗi dịp tết đến.

Lá dong dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, trồng một lần có thể cho thu hoạch trong 3 - 4 năm. Cây dong ưa bóng, thích hợp trồng xen với các loại cây ăn quả khác. Lá dong dưới tán cây sấu là nét đặc trưng mỗi khi nhắc tới Tuấn Dị, không lẫn với bất cứ làng quê nào khác.

Lá dong cho thu hoạch quanh năm, nhưng vụ chính và cho thu nhập cao nhất là những ngày giáp Tết. Ngày thường, lá được cắt bán cho những hàng bánh giò, bánh nếp, bánh tẻ. Tết đến, lá dong là nguyên liệu không thể thiếu của mọi gia đình mỗi khi gói bánh chưng.

Nhanh tay cắt lá dong cho thương lái, chị Nguyễn Thị Liên cho biết: “Từ đầu tháng Chạp là bắt đầu vào mùa thu hoạch lá dong tết. Thương lái từ Hà Nội, Thái Bình, Nam Định đánh ô tô về tận vườn thu mua. Nhiều người còn đặt hàng từ đầu tháng 11 âm lịch, chậm chân là hết lá dong đẹp”. Nhà có 2 sào lá dong, chị Liên ước tính sẽ thu về khoảng 20 triệu đồng.

Hợp đất Tuấn Dị, cây dong sinh trưởng tốt, nhiều vườn lá cao ngập đầu người. Phiến lá to và rộng, lá mỏng nhưng dai, màu xanh óng ả, có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với lá dong rừng. Bánh chưng gói bằng loại lá này có màu xanh tự nhiên, mùi lá quyện với mùi gạo nếp thơm rền, thoang thoảng, lá dóc, không bị sát vào miếng bánh nên rất được ưa chuộng.

Trồng lá dong đơn giản, không tốn công chăm sóc lại ít sâu bệnh. Theo tính toán của người làng Tuấn Dị, một sào lá dong đầu tư khoảng 1 triệu đồng nhưng có thể cho thu tới 10 - 12 triệu đồng/năm.

Vụ tết năm nay, lá dong Tuấn Dị được giá. Những lá to và đẹp nhất (lá lọc) được bán với giá 100.000 đồng/100 lá, loại bé hơn có giá dao động từ 45.000 - 60.000 đồng. Người trồng lá dong phấn khởi bởi theo dự báo, mấy ngày tết năm nay lạnh, người dân gói nhiều bánh chưng nên giá cả sẽ nhích lên.

Ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước, khoảng chục năm trở lại đây, lá dong Tuấn Dị còn “đi Tây” phục vụ Việt kiều đón tết.

“Lá dong xuất ngoại được lựa chọn kỹ càng, lá to, bản rộng. Nếu lá bán ở trong nước cắt cuống dài, nhúng vào nước cho ướt rồi để nơi râm mát thì lá dong xuất khẩu lại cắt sát cuống lá, bó tròn, cuộn chặt để đưa lên máy bay. Có như thế, lá mới tươi lâu”, bà Chu Thị Vân cho biết.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm