| Hotline: 0983.970.780

Lạ lùng bình ổn giá ở Hà Nội

Thứ Sáu 19/11/2010 , 10:51 (GMT+7)

Cho dù có đến 385 điểm bình ổn giá trong toàn TP nhưng có vẻ như chương trình này của UBND TP Hà Nội không thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn.

*TS Vũ Đình Ánh: Sao chỉ có 9 mặt hàng bình ổn? Chúng ta đang duy ý chí!

Cho dù có đến 385 điểm bình ổn giá trong toàn TP nhưng có vẻ như chương trình này của UBND TP Hà Nội không thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn.

Giá bình ổn cao hơn thị trường

Sau hơn hai tháng thực hiện chương trình bình ổn giá 9 mặt hàng tại 385 điểm bán hàng trên địa bàn TP Hà Nội, nhiều mặt hàng tại các siêu thị đã tăng giá khiến người tiêu dùng không khỏi bất ngờ. Điều đáng bàn là hàng bình ổn trong siêu thị còn cao hơn hàng thị trường.

Bảng báo giá tại Hapromart Thành Công ở nhóm hàng thực phẩm: Gạo Bắc Hương giá 14.400 đồng/kg, rau muống 5.000 đồng/mớ. Dầu ăn Neptune chai 1 lít có giá 33.800 đồng/chai và 152.000 đồng/can 5 lít. Dầu ăn Simply có giá 35.000 đồng/chai 1 lít và 164.000 đồng/can 5 lít. Trứng gà so giá từ 33.000 đồng/giỏ 10 quả... Trong khi đó, tại chợ Thành Công, sau khi giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao, trứng gà ta cũng chỉ dừng lại ở 3.000 đồng/quả. Gạo Bắc Hương 13.300 đồng/kg, thịt lợn xay 16.000 đồng/hộp...

Để thực hiện bình ổn giá cả, TP Hà Nội đã chi 400 tỷ đồng cho các DN dự trữ bình ổn giá những mặt hàng thiết yếu và chương trình bình ổn giá đã được tổ chức tại 385 điểm bán hàng bình ổn giá. Thế nhưng, theo khảo sát của NNVN, dù giá cả tăng cao nhưng các điểm bình ổn giá này khá vắng khách. Tại điểm bình ổn giá VNF1 phố Vạn Phúc (Ba Đình), người bán hàng cho hay khách mua hàng vì nhu cầu chứ không mảy may bận tâm tới hàng đó được bình ổn thế nào ở đây.

Được biết, nằm trong chương trình bình ổn giá 2010, các DN được vay vốn ưu đãi để dự trữ hàng bình ổn giá, cam kết bán hàng thấp hơn giá thị trường 10%, phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, giá bán những mặt hàng bình ổn cao hơn thị trường đã khiến cho các bà nội trợ không khỏi ngỡ ngàng. “Mất thời gian đi đến các điểm bình ổn để mua được hàng đắt hơn thật là vô lý”, chị Thu Hương (khu tập thể Giảng Võ) bức xúc nói. 

Tại sao hàng bình ổn lại cao hơn hàng thị trường? Liệu có phải, chương trình bình ổn giá đang bị lợi dụng? Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, giá hàng hóa bình ổn trong siêu thị cao hơn giá hàng chợ là điều dễ hiểu, bởi lẽ hàng hóa ở siêu thị, các loại thuế và chi phí mặt bằng, nhân công... được tính vào sản phẩm. Tuy nhiên, điểm bất hợp lý trong việc hỗ trợ bình ổn giá mà Hà Nội đang tiến hành là ở chỗ, hàng bình ổn giá chỉ được bán trong siêu thị.

“Duy ý chí” trong việc bình ổn giá

Theo phản ánh của các DN, trong quá trình thực hiện bình ổn giá theo chủ trương của TP, DN đã gặp một số khó khăn như khi giảm giá hàng thuộc diện bình ổn trong siêu thị, tư thương đã mua lại chính mặt hàng này để bán lại ra thị trường. Trong khi đó, để thực hiện mục tiêu bình ổn giá, có thời điểm DN thậm chí chấp nhận lỗ để giữ giá thấp hơn thị trường 10%. Một số DN kinh doanh mặt hàng thịt tươi sống đề xuất, mặt hàng này không thể dự trữ lâu dài như những mặt hàng bình ổn giá còn lại, nên mức giảm giá khi thực hiện bình ổn chỉ nên là 5%...

Sẽ thanh tra các điểm bán hàng bình ổn giá 

Sở Công thương Hà Nội cho biết, trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11, giá nhiều mặt hàng thiết yếu có chiều hướng tăng cao. Sở đề nghị các DN thực hiện nghiêm việc dự trữ 9 mặt hàng bình ổn giá, chủ động đăng ký điểm bán hàng, các mặt hàng và đăng ký giá hàng bình ổn theo đúng quy định. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội sẽ thanh, kiểm tra việc bán hàng tại 385 điểm đã được DN đăng ký.

Bình luận về việc Hà Nội đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để tiến hành bình ổn giá đối với các loại hàng thiết yếu nhưng giá cao hơn so với giá ngoài thị trường, ngoài ra có thể các mặt hàng bình ổn giá đã bị tư thương thâu tóm, nâng giá, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính), TS Vũ Đình Ánh, cho rằng: Xét về mặt vận hành theo cơ chế thị trường thì rõ ràng các biện pháp bình ổn giá có hiệu quả rất hạn chế, nhất là tác động tới thị trường. Trong một chừng mực nào đó chúng ta chưa tìm ra được cách nào can thiệp vào thị trường để bình ổn giá.

Theo ông Ánh, có thể nhìn nhận việc bình ổn giá vừa qua mới như là một cam kết của Chính phủ với người dân rằng, vẫn đang có những biện pháp can thiệp chứ không có sự thả nổi cho giá có thể biến động thế nào cũng được. “Tuy nhiên, không thể dùng chỉ có 9 mặt hàng để bình ổn, vì số lượng quá ít. Chúng ta đang duy ý chí trong việc sử dụng công cụ bình ổn giá để điều tiết thị trường”, ông Ánh nói.

Đồng quan điểm trên, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, các mặt hàng thiết yếu được đưa vào bình ổn giá đang thực sự làm lợi cho những người giàu. Như vậy, hiệu quả công tác hỗ trợ bình ổn giá, ổn định thị trường không thể thu được kết quả như mong muốn.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất