| Hotline: 0983.970.780

Là một chính sách trụ cột chăm lo tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ Sáu 22/01/2016 , 14:01 (GMT+7)

Sáng 22/1, tại Hà Nội, Uỷ ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện QĐ 2472 và 1977 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn...


Ông Lê Sơn Hải (trái), Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm UBDT chủ trì hội nghị

Báo cáo tại hội nghị, ông Đinh Xuân Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ tuyên truyền (UBDT) cho biết, những năm qua, vùng DTTS&MN luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm cụ thể thông qua nhiều chủ trương, chính sách và dành nguồn lực ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện và bền vững.

Trong đó, chính sách cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc cả về vật chất và văn hóa tinh thần góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đây là chính sách đặc thù, nội dung các báo, tạp chí trong chương trình ngày càng phát triển cả về chất lượng, nội dung và hình thức tuyên truyền. Từ tháng 7/1999 đến nay, chính sách báo chí cho vùng DTTS&MN được thực hiện trải qua 3 giai đoạn: Quyết định 1637 (Giai đoạn 2001 – 2005); Quyết định 975 (Giai đoạn 2006 – 2011) và  Quyết định 2472 (Giai đoạn 2012 – 2015). Số lượng các đầu báo được mở rộng và chất lượng thông tin ngày càng thiết thực.

Theo ông Thắng, các báo, tạp chí đã cơ bản giữ đúng tôn chỉ, mục đích, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc. Phản ánh kịp thời tình hình thời sự chính trị và thực tiễn cuộc sống, một cách sinh động. Nhiều thông tin phổ biến kiến thức cuộc sống, kinh nghiệm sản xuất, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Cách viết, biên tập của các báo, tạp chí cũng ngày càng ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, dễ làm theo, phù hợp trình độ dân trí, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của từng DTTS, từng vùng DTTS khác nhau. Về hình thức, trình bày hấp dẫn, chữ to, kết hợp ảnh đẹp, nét, đúng khuôn khổ, số màu, loại giấy đã được quy định.


Thứ trưởng Lê Sơn Hải kết luận hội nghị

Tuy nhiên, đại diện Vụ Tuyên truyền cũng cho rằng, công tác phối hợp trong việc quản lý chính sách giữa các cơ quan Trung ương và địa phương có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Chế độ báo cáo định kỳ, ý kiến, kiến nghị và đề xuất của các địa phương với từng loại báo, còn chậm, mang tính hình thức, công tác cải cách hành chính từ Trung ương đến địa phương đổi mới chậm. Các báo, tạp chí phản ánh dư luận xã hội chưa mạnh mẽ, còn chung chung. Đồng thời hạn chế tự kiểm tra, đánh giá và tự nhận xét về tác dụng hiệu quả của báo, phản biện chính sách dân tộc.

“Theo tôi cần tiếp tục thực hiện chính sách này. Để thông tin tuyên truyền đến với đồng bào một cách thiết thực, thông tin ngắn gọn, ít chữ, nhiều hình ảnh hơn. Đồng thời nên đưa nhiều hơn những tấm gương điển hình tiên tiến, mô hình kinh tế giỏi, xây dựng NTM để bà con có thể học tập, làm theo” - bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng vụ DTTS.

Giai đoạn 2016 – 2020, UBDT sẽ tiếp tục chỉ đạo công tác tuyên truyền chính sách vùng đồng bào DTTS&MN. Đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách báo chí giai đoạn này sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ hai là tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các báo, tạp chí thực hiện chính sách, phát huy tác dụng của báo chí, làm tài liệu phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Trang bị, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm làm kinh tế hộ gia đình, phát triển SX, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Tuyên truyền phản bác luận điệu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân dân tộc.  

TS Nhị Lê, Phó TBT Tạp chí Cộng sản cho rằng, trong giai đoạn mới, nên mở rộng các đối tượng thụ hưởng. Ngoài vùng DTTS&MN, rất cần đưa các báo, tạp chí tới các vùng như biên giới, hải đảo, vùng xung yếu như biên giới Tây Nam. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền giữa các báo, tạp chí. Nâng cao hơn nữa chất lượng tuyên truyền chính sách ở những khu vực này.

Kết luận hội nghị, ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm UBDT khẳng định, đây là chính sách mang tính trụ cột chăm lo cho đời sống tinh thần đồng bào DTTS. Trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, nhưng Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới vùng DTTS&MN. Ông Hải đề nghị, thời gian tới, các báo, tạp chí cần đẩy mạnh tuyên truyền phản biện chính sách, đi sâu vào những vấn đề gai góc, bức xúc đời sống xã hội.

“Báo NNVN nổi bật với nhiều chuyên mục thiết thực như chính sách về nông nghiệp, nông thôn, các mô hình kỹ thuật, khuyến nông đã cầm tay chỉ việc giúp người dân vùng DTTS&MN áp dụng, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu”, ông Thắng nhấn mạnh.

 

 

Xem thêm
Lợi ích của trồng rừng đạt chứng chỉ FSC

Chứng chỉ rừng FSC giúp tăng giá trị của sản phẩm và mặt hàng từ 20 - 30% so với những sản phẩm cùng loại, góp phần khai mở kiến thức người trồng rừng...

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm