| Hotline: 0983.970.780

Lá thư đầu năm

Thứ Hai 02/01/2017 , 09:01 (GMT+7)

Lại một năm cũ trôi qua và chúng ta lại cùng nhau đón chào năm mới 2017. Trong suốt năm qua tôi vẫn vinh dự đồng hành với các bạn trong chuyên mục Hỏi gì đáp nấy.

Bạn đọc thân mến!

Lại một năm cũ trôi qua và chúng ta lại cùng nhau đón chào năm mới 2017. Trong suốt năm qua tôi vẫn vinh dự đồng hành với các bạn trong chuyên mục Hỏi gì đáp nấy.

Thật cáo lỗi với các bạn vì nhiều câu hỏi không trả lời được. Trước hết là các câu hỏi về tư pháp, nhất là về những nỗi oan khiên kéo dài. Một phần vì tôi đã thôi làm Đại biểu Quốc hội (nếu các bạn cần chuyển đơn có thể gửi cho con trai tôi - PGS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Đại học Y Hà Nội, ĐBQH Khoá XIV). Một phần vì tôi và phóng viên báo đã hết sức bênh vực cho cựu chiến binh Trần Văn Vót mà vẫn không thành công (!).

Những câu hỏi về bệnh tật cũng không thể trả lời chính xác được, vì không ai có thể giúp tôi “khám bệnh qua thư”. Nhất thiết bệnh nhân phải được thăm khám trực tiếp và làm các xét nghiệm phi lâm sàng (chụp, chiếu, phân tích máu, xét nghiệm tế bào…). Một phần nữa là các câu hỏi về giới tự nhiên mà không ai có thể trả lời được (ví dụ, tại sao tóc dài ra mà lông mày, lông mi không tiếp tục dài ra? Tại sao không có thêm mắt để nhìn được cả phía sau? Con gà có trước hay quả trứng có trước?...). Trong sinh học có một nguyên tắc là về các hiện tượng thiên nhiên chỉ nên hỏi thế nào? Nếu hỏi tại sao, sẽ dẫn đến các câu trả lời mang sắc thái tôn giáo!

Chúng ta đều vui mừng vì ngành Nông nghiệp năm qua mặc dù gánh chịu những cú sốc rất lớn về thiên tai nhưng vẫn thu được những thành tựu đáng tự hào.

Lễ vinh danh “Thành tựu phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam gắn với xây dựng Nông thôn mới” vào ngày ngày 27/8/2016 do Tổng hội NN-PTNT Việt Nam tổ chức đã vinh danh 29 tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới và 36 thương hiệu sản phẩm dịch vụ nổi tiếng của nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua. Đây là hoạt động thiết thực để chào mừng thành công Đại hội lần thứ XII của Đảng; chào mừng bầu cử Quốc hội lần thứ XIV và Hội đồng nhân dân các cấp (nhiệm kỳ 2016 - 2021), đây còn là dịp tốt để khuyến khích, cổ vũ và động viên các tập thể, cá nhân đã và đang tích cực hỗ trợ cho người nông dân trong việc nâng cao năng suất, chất lượng cũng như tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách hiệu quả với giá trị lớn. 

Xác định phải phát triển trước hết về cơ sở hạ tầng mới kéo theo các lĩnh vực khác, nên nhiều địa phương đã tập trung mạnh và có những cách làm sáng tạo trong xây dựng hạ tầng nông thôn. Tại Đà Nẵng, với việc huy động được hơn 1 ngàn tỷ đồng, trong đó dân đóng góp tới gần 30%, thành phố đã cải tạo, nâng cấp 58km đường giao thông, 23 cây cầu, 29 công trình thủy lợi và nhiều trường học. Cũng từ sự đóng góp mạnh của người dân Bình Định, trong việc bê tông hóa đường giao thông trên địa bàn, 70% đường trục thôn, xóm ở đồng bằng được cứng hóa, 45% số đường ngõ xóm sạch và không lầy lội, 10% đường trục chính nội đồng đạt chuẩn, trong đó vốn do dân đóng góp chiếm 25% tổng vốn đầu tư. Còn tại Đồng Nai, nhờ sự hưởng ứng của nhân dân, đến nay địa phương đã làm mới được 1.227km và nâng cấp 121km đường giao thông nông thôn các loại; xây mới, nâng cấp và sửa chữa 42 cây cầu, 418 trường học...

Với bước đột phá của các nhà di truyền chọn giống, đến nay Việt Nam có thể lai tạo, chọn lọc ra được những giống lúa cao sản ngắn ngày không quang cảm (tức trồng được nhiều vụ trong năm, không chờ ngày nắng mới trổ bông mà có thể trổ bông bất kỳ thời gian nào, ngày dài hay ngày ngắn).

Việt Nam đã có được những giống vừa năng suất vừa chất lượng gạo cao, không thua kém giống lúa mùa địa phương của Thái Lan. Từ đây trở đi, chúng ta có thể nỗ lực để có được ngày càng nhiều lượng gạo cao sản chất lượng cao đặc sản để giành thắng lợi trong thị trường gạo đặc sản trên thế giới.

Tuy nhiên nông dân rất nhiều nơi vẫn còn đang đứng trước vô vàn khó khăn. Thực trạng được giá mất mùa, được mùa mất giá và điệp khúc trồng chặt - chặt trồng lâu nay được xem như vấn đề nan giải của nền nông nghiệp Việt Nam. Nhiều người không khỏi xót xa trước hình ảnh hàng nghìn trái thanh long Bình Thuận được bán đổ đống với giá rẻ mạt, thậm chí trở thành thức ăn cho gia súc chỉ bởi tiền bán không đủ trang trải chi phí thu hoạch. Cùng chung số phận là hàng loạt cây trồng đặc sản của các địa phương, từ dưa hấu ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, cho đến hành tím ở Sóc Trăng, hành tây ở Đà Lạt, nhiều hecta cao su bị chặt bỏ ở Phú Yên, những cánh đồng mía cháy ở Khánh Hòa hay người trồng hoa lay-ơn  ở Lâm Đồng phải đem đổ cho bò ăn...

Nhiều nơi nông dân nợ nần vì xã chi tiêu quá mức trong việc xây dựng để đáp ứng các tiêu chí của nông thôn mới. Có xã mỗi khẩu phải nộp tới 2 - 3 triệu đồng, vượt quá sức của các hộ nông dân.

Có những tổng kết về 10 thực trạng nông dân ta hiện nay đang được quan tâm rộng rãi. Đó là: Cống hiến nhiều nhất, Hy sinh lớn nhất, Hưởng thụ ít nhất, Được giúp kém nhất, Bị đè nén thảm nhất, Bị tước đoạt nặng nhất, Cam chịu lâu dài nhất, Tha thứ cao cả nhất, Thích nghi tài giỏi nhất, Năng động khôn ngoan nhất (!) Nếu quả thật như vậy thì cả hệ thống chính trị, xã hội phải thật sự quan tâm để phát huy những bản chất tốt đẹp của nông dân và bằng mọi cách đẩy lùi những khó khăn và những bất công đối với nông dân so với các thành phần khác trong xã hội.

Là cố vấn của Chương trình "Sinh ra từ làng", và là Chủ nhiệm của Chương trình tự nguyện đưa tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào hộ nông dân, nhân dịp đầu năm mới tôi muốn giới thiệu với bà con một số điện thoại của những người nông dân biết làm giàu ngay chính mảnh đất của mình. Bà con thấy công việc nào thích hợp thì trực tiếp liên hệ để học hỏi và áp dụng. Đây có lẽ được coi là món quà đầu xuân của tôi gửi đến đông đảo độc giả yêu quý của Báo Nông nghiệp Việt Nam

Trồng rau bảo đảm bán siêu thị (Hà Nội: 0987431237, TP Hồ Chí Minh: 0908561198); nuôi lợn lãi trên 1,5 triệu đồng (0904266425); Nuôi tắc kè xuất khẩu (0974780000); trồng cam, chanh không hạt, bưởi ít hạt (0903934866); mua thiết bị cuộn rơm bán xuất khẩu (0918365669); mua hạt giống đu đủ hồng phi kháng virus năng suất cao (miền Bắc: 0982101178, miền Nam: 0613844630); mua giống mít không hạt (0982856579); mua trứng vịt trời, công, trĩ và máy ấp (0977774677); mua giống nấm các loại và học kỹ thuật nuôi trồng (9913588144); mua giống và học kỹ thuật trồng nấm Vân Chi phòng trị ung thư (0905543535); mua giống na nặng 0,5 - 1,0kg (09820939670); mua giống na không hạt (0906194819); mua bơ giống để thay cây mùng che bóng cà phê (0905949910); mua giống thỏ cao sản (01695458249); mua giống chồn hương để làm cà phê chồn (01229979795); học cách thụ tinh cho gà để 1 trống 90 mái (0913318459); mua giống lợn rừng (01666020666); học cách nuôi cá chép giòn (0989366219); mua giống hoa Dạ yến thảo (01285253158); học nghề trồng cây cảnh (0903468955); mua giống bụt giấm, chùm ngây, phong lan rừng (01682461458) …

Chúc bà con học tập các “Tỷ phú chân đất” để sớm thoát nghèo và làm giàu ngay trên quê hương mình!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm