| Hotline: 0983.970.780

Lạc đà hoang- kẻ thù của nông dân Úc

Thứ Năm 23/01/2020 , 15:21 (GMT+7)

Chính phủ Úc vừa điều trực thăng để tiêu diệt đàn lạc đà hoang vì nó gây ra mối đe dọa kinh tế, môi trường đồng thời tuyên bố nó là loài gây hại.

Hiện trên toàn lãnh thổ Australia có khoảng 1,2 triệu con lạc đà hoang dã và số lượng đàn được cho là đã tăng gấp đôi trong vòng gần 10 năm qua.  Chúng sinh sống và “chiếm giữ” trên diện tích rộng lớn khoảng 3,3 triệu cây số vuông, trong đó bao gồm cả đất nông nghiệp.

Chiến dịch tiêu diệt 10.000 con lạc đà hoang của Úc đang gặp khá nhiều chỉ trích từ các tổ chức bảo vệ quyền của động vật

Ước tính mỗi năm, đàn lạc đà đông đúc này gây ra thiệt hại cho nền nông nghiệp Úc  trên 10 triệu USD và tàn phá nhiều thảm thực vật bản địa, phá hủy cơ sở hạ tầng, các vùng đất ngập nước, hồ chứa ước thiệt hại khoảng 5,51 triệu USD. Chính phủ Úc hàng năm phải bỏ ra 2,35 triệu USD để chi phí quản lý và kiểm soát đàn lạc đà hoang dã này.

Chưa kể chúng còn cạnh tranh thức ăn và nước uống với nhiều loài gia súc khác với chi phí ước tính khoảng 3,42 triệu USD mỗi năm. Bản tính ngỗ ngược của loài động vật hoang dã này còn thiệt hại cho cơ sở hạ tầng công cộng và tài sản của người dân, thậm chí chúng có thể là ổ chứa các dịch bệnh nghiêm trọng lây sang đàn vật nuôi và cả ở người.

Nước Úc đang trải qua thảm họa cháy rừng tồi tệ trong khi đàn lạc đà được coi là "thủ phạm" tiêu tốn qua nhiều nước

Hiện nước Úc đang trải qua cuộc khủng hoảng cháy rừng nghiêm trọng nhất trong lịch sử do đang trong mùa khô hạn thì đặc tính của loài vật sống lang thang này là tìm đến các hồ chứa để trú ẩn và thường tiêu tốn quá nhiều nước.

Bộ Nông nghiệp và Lương thực Úc cho biết, hơn 10.000 con lạc đà đã bị bắn hạ bởi các chuyên gia vũ khí chuyên nghiệp từ máy bay trực thăng để ngăn chúng uống quá nhiều nước ở vùng Nam Úc hạn hán.

Trong nhiều năm qua, nông dân nhiều địa phương ở Úc từng phàn nàn rằng lạc đà hoang dã xâm chiếm đất đai của họ để tìm nguồn nước.

Lạc đà hoang dã còn bị cho là quậy phá nhà cửa, cây trồng của nông dân Úc

"Chúng tôi phải đối mặt với điều kiện ngột ngạt khó chịu vì lạc đà liên tục mò tới, phá đổ hàng rào, đi lang thang quanh nhà và tìm cách tiếp cận nguồn nước qua điều hòa", ông Marita Baker, đại diện Hội đồng thổ dân Nam Úc cho biết.

Người phát ngôn của Cơ quan Môi trường và Nước sạch Nam Úc cho biết, số lượng lạc đà ngày càng tăng đã gây ra một số vấn đề trong khu vực. Ngoài ra, đàn lạc đà cũng gây ra lo ngại về khí thải nhà kính vì chúng thải ra khí mê-tan tương đương với một tấn carbon dioxide mỗi năm.

Lạc đà có nguồn gốc từ châu Phi được “di cư” đến Australia qua Ấn Độ và Afghanistan vào năm 1840 . Tới khoảng  giữa những năm 1890, số lượng đàn tại đây đã sinh sôi thành hơn 4.500 và chúng thường được sử dụng để vận chuyển đồ đạc và vật liệu xây dựng tại các mỏ vàng ở miền Trung Úc và Tây Úc.

Loài động vật cồng kềnh này có trọng lượng mỗi cá thể  từ 450-650kg và tuổi thọ có thể lên tới 50 năm và có thể sinh sản đều trong 30 năm.

 

(Agric.gov.au; Indiatoday)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.