| Hotline: 0983.970.780

Lạc vào nghĩa địa đá đen

Thứ Ba 13/07/2010 , 10:02 (GMT+7)

Nằm lọt thỏm giữa cánh đồng Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình), khu mộ cổ của dòng họ Đinh, dòng họ quan lang lừng lẫy một thời mang rất nhiều câu chuyện lạ lẫm.

Nằm lọt thỏm giữa cánh đồng Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình), khu mộ cổ của dòng họ Đinh, dòng họ quan lang lừng lẫy một thời mang rất nhiều câu chuyện lạ lẫm.  

Bí mật khu mộ cổ  

Từ trung tâm xã đi vào, thung lũng Đống Thếch có địa thế hình miệng rồng với những cột đá, cái thẳng đứng, cái hơi nghiêng, mà ở khoảng cách không xa, trông y hệt những bóng người. Bước chân của ông Bùi Minh Lợi, cán bộ văn hóa xã dường như rón rén hơn khi qua khỏi cổng gạch bao vây khu mộ cổ.  

Theo tài liệu hiện có ở xã Vĩnh Đồng, nghĩa địa đá đen xuất hiện ở đây từ mấy trăm năm trước. Cuối thế kỷ thứ XVI, Vĩnh Đồng là xứ nằm trong Mường Động, chịu sự cai quản của dòng họ Đinh được vua Lê phong tước.  

Trong số các triều đại nhà lang, đề đốc Uy lộc hầu Đinh Công Kỷ là người kế nghiệp cha làm thổ tù, giúp vua Lê Trung Hưng chống giặc, xây dựng triều chính và cũng là một trong những tướng tài của Trịnh Kiểm. Khi tạ thế, Đinh Công Kỷ đã được mai táng theo tước hầu. Quan tài được làm bằng gỗ rất quý sơn son thếp vàng và có nhiều đồ đạc giá trị được chôn theo. Nơi an nghỉ của Đinh Công Kỷ nằm trong một thung lũng, bằng phẳng, vây quanh ba mặt là những quả núi dáng rồng chầu, khởi nguồn của nghĩa địa đá đen.  

Ông Lợi bên những ngôi mộ cổ ở nghĩa địa đá đen

Đây là khu đất có địa thế hình miệng rồng, thế đất tốt theo quan niệm thuật phong thuỷ. Khi dựng mộ của vị đề đốc có công lớn ở Mường Động, nhà Lê đã cho người về Thanh Hoá kỳ công tìm kiếm, vận chuyển nhiều phiến đá xanh ra làm cột mồ xung quanh mộ. Khu mộ có nhiều phiến đá này được người dân bản xứ đặt tên là Đống Thếch.  

Trên các phiến đá lớn ở nhiều ngôi mộ có khắc chữ Hán ghi lại ngày, tháng, năm sinh, năm mất, tước hiệu của chủ nhân và năm, tháng dựng mồ. Phiến đá to nhất có chiều rộng hơn 1m, cao khoảng 4m, có phiến nặng hàng tấn. Tất cả các ngôi mộ đều chôn ba khối đá cao phía đầu mộ thành một hàng, khối đá to nhất chôn ở giữa, chân mộ chôn ba khối nhỏ hơn. Người Mường gọi nó là hòn mồ.

Có 100 hòn mồ to nhỏ khác nhau, tạo thành hàng rào độc đáo dựng quanh từng mộ, với số lượng, kích thước khác nhau. Mộ thì còn tới 17 hòn, có mộ chỉ còn dăm bảy hòn. Các hòn mồ được chôn sâu, nhô lên khỏi mặt đất 0,5m, có hòn nhô cao gần 3m. Tuy nhiên, số lượng hòn mồ được khắc chữ Hán không nhiều, chỉ còn lại 12 hòn. Người Mường xưa đặt hòn mồ theo giới tính, lứa tuổi, chức tước... Hòn mồ còn là vật phúng viếng của người thân đối với người quá cố.  

Những chuyện rợn người 

Vừa lang thang trong khu mộ cổ, ông Lợi vừa kể tiếp rằng, xưa kia, nơi đây còn vắng người qua lại, cây cối um tùm, hàng nghìn cột đá nhấp nhô bên những nấm mồ ẩn hiện trong khu rừng chẳng khác hình người. Có người bản xứ vốn rất bạo gan mà khi chạy hồng hộc tháo thân về được đến nhà đã tuyên bố... xanh rờn rằng gặp ma ở Đống Thếch giữa ban ngày. 

Các cụ già ở Vĩnh Đồng vẫn nhớ như in nhiều câu chuyện rợn người trong khu mộ cổ

Hoá ra, anh ta đi cắt cỏ đúng tiết trời đông mưa phùn. Bên ngoài là 10 giờ sáng, nhưng vào rừng mộ đá thì không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Mây mù của vùng núi thâm u cộng với mưa phùn giăng toả đã làm cho mỗi cột đá như bóng người lấp ló. Hoảng quá, bỏ chạy thì bị va vào cột đá mà cứ ngỡ bị ma tát.  

Tiếp tục mò mẫm xung quanh khu mộ cổ, tôi gặp bà Bùi Thị Hiếm, một bà lão ngoài 80 nhưng vẫn nhớ như in những chuyện kỳ bí từ đời này qua đời khác. Bà nhất nhất rằng: “Ngày xưa, mỗi lần đêm vắng, dân làng còn nghe tiếng tù và cất lên từ phía rừng mộ đá. Người ta bảo đấy là tiếng tù và của Đề đốc Uy lộc hầu Đinh Công Kỷ".  

Những câu chuyện như thế đến tận bây giờ vẫn còn là một bí ẩn, nhưng có một chuyện cũng ly kỳ không kém mà về sau mới được giải mã. Chỉ có điều đó là một thực tế đáng buồn mà cả ông Lịch lẫn bà Hiếm đều rùng mình khi nhắc tới. 

Năm 1984, Viện Khảo cổ học phối hợp với các ban ngành địa phương tiến hành khai quật toàn bộ số mộ còn lại. Quá trình khai quật 13 ngôi mộ, khu mộ Đống Thếch đã cung cấp nhiều tư liệu có giá trị cho việc làm sáng tỏ những điều kỳ bí xung quanh chính nó suốt hơn 400 năm qua. Tuy số lượng mộ và cổ vật còn lại không nhiều nhưng cũng là chìa khoá để giải mã những bí ẩn, cho dù còn rất nhiều điều mãi mãi bị chôn vùi theo những cổ vật bị đánh cắp.
Chuyện kể rằng, những năm đầu thập kỷ 70 thế kỷ XX, có một đoàn người đi ngựa qua khu Đống Thếch và nghỉ đêm bên những cột đá im lìm. Sáng sớm hôm sau, cả đoàn người biến mất, chỉ còn ngựa, áo mũ và những bao hành lý ngổn ngang bên khu mộ Đinh Công Kỷ. Người ta đồn, đoàn người ấy đã bị các quan Lang kéo xuống lòng đất rồi. Nhưng sự thật đã được sáng tỏ, khi một số thanh niên gần đó đánh liều vào xem thì phát hiện trong những bao hành lý để lại toàn là dụng cụ đào bới. Hoá ra đoàn người đó chính là bọn "mộ tặc".  

Nhiều kẻ tham lam đã bám vào suy đoán này rắp tâm đào bới khu mộ để tìm cổ vật trong nhiều năm liền, khiến khu mộ cổ tan hoang và nhiều hiện vật quý bị mất đi, vỡ nát.  

Chính vì thế mà ông Lợi mới bảo rằng, ở Vĩnh Đồng có những giai đoạn người ta đồn rằng mộ của các quan lang không có hài cốt. Nhiều người dân quanh vùng chứng kiến quá trình khai quật khu mộ cổ muốn nhìn tận mắt bộ áo quan và hài cốt của các quan lang xưa, nhưng thật lạ là dưới nhiều ngôi mộ không hề có quan tài hay hài cốt. Đơn giản là vì các hài cốt bị lấy trộm.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm