| Hotline: 0983.970.780

Lãi cao nhờ đệm lót sinh học

Thứ Ba 20/05/2014 , 10:15 (GMT+7)

Chăn nuôi theo phương thức này hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, dịch bệnh ít xảy ra, tỷ lệ hao hụt vật nuôi thấp nên thu lãi khá cao. 

Tại tỉnh TT- Huế, từ năm 2013 mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học (ĐLSH) được Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh này phối hợp với các địa phương triển khai thí điểm hiệu quả.

Các xã có nông dân được hưởng lợi gồm Quảng Phước, Quảng An, Quảng Phú (huyện Quảng Điền), xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) với số lượng nuôi 3.000 con gà. Riêng mô hình chăn nuôi lợn, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư TT- Huế triển khai tại xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) và Quảng Phước (huyện Quảng Điền) với số lượng gần 200 con.

20-54-16_2Chăn nuôi gà trên ĐLSH an toàn và hiệu quả kinh tế cao

Ông Lê Đức Ưa, Chủ tịch UBND xã Quảng Phước cứ tấm tắc mãi với tôi về mô hình chăn nuôi trên ĐLSH. Bởi đây là phương thức chăn nuôi đã mở ra một hướng đi mới cho địa phương vùng ven phá. “An toàn mà lãi cao lắm chú à”, ông Ưa phấn khởi.

Tại chuồng trại của ông Phan Thí (thôn Đông Phước, xã Quảng Phước) dù đang vào vụ chính chăn nuôi nhưng khá ngăn nắp, sạch sẽ. Ông Thí cho biết, được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật, gia đình ông đã bắt tay vào làm chuồng trại nuôi lợn trên ĐLSH.

"Tuy mới triển khai từ đầu năm 2013 nhưng hiệu quả của chăn nuôi trên ĐLSH khá rõ rệt. Nhiều hộ dân có nhu cầu phát triển gia trại, trang trại đang học hỏi để đầu tư SX. Ngành nông nghiệp cần tăng cường mở lớp tập huấn về cách thức làm đệm lót đúng phương pháp, xây dựng chuồng trại phù hợp. Yếu tố cuối cùng là cần liên kết để chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm", ông Ưa chia sẻ.

Nền chuồng trại được phủ một lớp mùn cưa, trấu dày gần 1m. Điểm lợi của ĐLSH là khá dễ làm bởi nguyên liệu trấu, mùn cưa luôn có sẵn ở địa phương với giá thành chỉ 3 - 4 nghìn đ/bao; men sinh học cũng dễ tìm mua, giá thành thấp.

Chăn nuôi theo phương thức này hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, dịch bệnh ít xảy ra, tỷ lệ hao hụt vật nuôi thấp nên thu lãi khá cao. Tuy khu chuồng trại chưa được quy mô nhưng qua năm đầu tiên, ông Phan Thí nhẩm tính, nuôi 10 con lợn, chỉ sau 3 tháng thu lãi khoảng 5 - 6 triệu đồng. Mỗi năm nuôi ba lứa, thu lãi 15 - 18 triệu đồng. Nếu nuôi theo mô hình trang trại cả trăm con sẽ thu lãi mỗi năm 150 triệu.

Chuồng gà của bà Trần Thị Dành ở thôn Phước Lý (xã Quảng Phước) có diện tích khá nhỏ, nuôi hơn 100 con gà nhưng đã qua mấy vụ nuôi, chưa xảy ra dịch bệnh lần nào. Chuồng không có mùi phân bởi đã được xử lý lót một lớp trấu, trộn đều với chế phẩm men balasa.

Bà Dành phấn khởi cho biết, sau khi được hướng dẫn về quy trình làm ĐLSH, bà quyết định đầu tư hơn 100 con gà nuôi thử nghiệm trên 10 m2. Vụ nuôi đầu tiên, sau hơn 2 tháng, trừ mọi chi phí bà lãi gần 6 triệu đồng. Những vụ tiếp theo bà đã đầu tư thêm chuồng trại bởi nuôi theo mô hình này vừa an toàn, lãi cao nhưng diện tích nhỏ, có thể tận dụng được nhiều không gian trong vườn nhà.

“Nếu mình đầu tư chừng 3 - 4 chuồng thì một năm kiếm cả trăm triệu bạc như chơi. Chỉ tính đơn sơ, một năm nuôi được năm lứa, mỗi lứa xuất bán trừ chi phí còn gần 6 triệu, cũng thu 30 triệu đồng. Nếu nuôi trang trại thì quá lãi”.

Ông Lê Đức Ưa cho hay, theo tính toán, mô hình chăn nuôi trên ĐLSH đối với lợn khoảng 10 con, cho thu nhập bình quân 25 triệu đ/lứa; đối với gà chuồng trại 100 con gà đều cho thu nhập bình quân 9 triệu đ/lứa. Lãi suất này cao hơn, bền vững và an toàn hơn các mô hình chăn nuôi khác. Không chỉ có nhiều ưu điểm về kinh tế, môi trường mà nó còn phù hợp với những vùng ven đầm phá, ít quỹ đất và thường xảy ra dịch bệnh.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất