| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 10/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 10/03/2015

Lại chất vấn về oan sai

Dự kiến trong phiên họp thứ 36, bắt đầu diễn ra từ đầu tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) chất vấn Chánh án TANDTC. 

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, thì mục đích, yêu cầu của nhiệm vụ này nhằm tiếp tục đưa hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH thành hoạt động thường xuyên, ngày càng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực trong hoạt động giám sát của Quốc hội và của UBTVQH.

Nội dung chất vấn Chánh án TANDTC của UBTVQH lần này tập trung vào vấn đề oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự và bồi thường oan sai theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Tình hình oan sai thời gian qua đã làm “nóng” dư luận xã hội với các vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, vụ “7 ông Chấn” ở Sóc Trăng…Nhưng đến nay, ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang vẫn chưa được bồi thường đồng nào.

1 vụ án oan nữa cũng khiến dư luận quan tâm không kém, kéo dài cho đến nay đã 17 năm, nhưng việc bồi thường vẫn chưa kết thúc. Đó là vụ án ông Lương Ngọc Phi, nguyên Giám đốc Cty TNHH Hòa Bình ở Thái Bình.

Ngày 1/5/1998, ông Phi bị Công an tỉnh Thái Bình bắt tạm giam, và sau đó bị VKSND tỉnh Thái Bình truy tố về hai hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN” và “trốn thuế”.

Một khối tài sản lớn của ông bị phát mại trái pháp luật, với giá rẻ mạt. Ngày 28, 29/9/1999, ông Phi bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt 17 năm tù về hai tội danh trên.

Ông chống án. Ngày 25, 26/4/2000, tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm, tuyên ông không phạm tội “lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN”, đồng thời ngày 26/10/2006, VKSND tỉnh Thái Bình ra quyết định đình chỉ vụ án “trốn thuế” đối với ông, vì hành vi đó không cấu thành tội phạm.

UBTVQH đã có văn bản xác định: TAND tỉnh Thái Bình là cơ quan phải bồi thường các khoản thiệt hại cho ông Lương Ngọc Phi.

Sau khi thương lượng không thành, ông Phi đã khởi kiện TAND tỉnh Thái Bình ra TAND thành phố Thái Bình.

Ngày 26/8/2013, TAND thành phố Thái Bình đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện trên. Bản án số 04/2013/DSST của TAND thành phố Thái Bình tuyên: Buộc TAND tỉnh Thái Bình phải bồi thường thiệt hại cho ông Lương Ngọc Phi số tiền 21,4 tỷ đồng. TAND tỉnh Thái Bình không kháng cáo.

Thế nhưng sau hơn 1 năm kể từ ngày bản án nói trên của TAND thành phố Thái Bình có hiệu lực, ông Lương Ngọc Phi vẫn không nhận được tiền bồi thường, dù cơ quan Thi hành án tỉnh Thái Bình đã ra quyết định thi hành án. Và Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng như các văn bản pháp luật có liên quan đã quy định rõ thời gian chi trả tiền bồi thường cho người bị oan.

Ngày 15/1/2015, Hội đồng Giám đốc thẩm của TAND tỉnh Thái Bình đã ra quyết định Giám đốc thẩm số 01/2015/DSST, tuyên hủy bản án số 04/2013/DSST của TAND tỉnh Thái Bình. Thế là vụ kiện lại trở về điểm xuất phát ban đầu.

Vụ án kéo dài quá lâu (17 năm) mà không được giải quyết dứt điểm, khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Trả lời làm hài lòng người chất vấn thì dễ. Nhưng sau trả lời, làm được những gì mình đã nói mới khó.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm