| Hotline: 0983.970.780

Lãi khủng, Vietnam Airlines vẫn bán vé cao, suất ăn nghèo nàn

Thứ Tư 20/04/2016 , 15:21 (GMT+7)

Doanh thu 69,3 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.400 tỷ đồng, tăng 129% so với kế hoạch vẫn không cải thiện được giá vé và suất ăn của Vietnam Airlines. 

Lãi khủng, Vietnam Airlines vẫn bán cơm tẻ nhạt, chán ngắt

Chị Nguyễn Thanh Tâm (Hà Nội), một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm cho biết, đa số các khách hàng mà chị làm việc đều mong muốn giá vé của Vietnam Airlines hạ nhiệt. Ngoài ra, bữa ăn phục vụ trên các chuyến bay cần được nhanh chóng cải thiện. Theo chị Tâm, điều này hoàn toàn có thể thực hiện ngay bởi doanh thu và lãi suất của Tổng công ty Hàng không Quốc gia Việt Nam hiện nay được xem là khủng.


Suất ăn trên các chuyến bay của Vietnam Airlines bị cho là tẻ nhạt


Các báo cáo liên tiếp trong nhiều năm cho thấy, Vietnam Airlines luôn lãi lớn, lãi khủng. Và càng ngày càng đạt được các mức doanh thu vượt kế hoạch.

Mới đây, phát biểu tại Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện nghị quyết số 13-NQ/TW, công tác đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên và triển khai nhiệm kế hoạch năm 2016, ông Phạm Viết Thanh - Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines  đã đưa ra những đánh giá về công tác cổ phần hoá, tái cơ cấu trong thời gian qua.

Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết, dù phải đối mặt với không ít khó khăn do ảnh hưởng của biến động tỷ giá và các hạn chế về hạ tầng sân bay nội địa, trong năm 2015, Tổng công ty ước đạt doanh thu 69,3 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.400 tỷ đồng, tăng 129% so với kế hoạch. Trong đó, Công ty mẹ (Vietnam Airlines và VASCO) ước đạt 57,1 ngàn tỷ đồng doanh thu và 260 tỷ đồng lợi nhuận.

“Thử tưởng tượng nếu cho phép các hãng hàng không thế giới hoạt động đường bay nội địa Việt Nam thì số phận của Vietnam Airlines và các hãng nội địa Việt Nam hiện tại sẽ thế nào?”- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đặt ra câu hỏi và… ông không dám trả lời, “Bởi câu trả lời sẽ khá bi đát”, ông nói.

Từ tháng 7/2015, Vietnam Airlines đã trở thành hãng hàng không đầu tiên của Châu Á đưa vào khai thác đồng thời 2 loại máy bay hiện đại, thế hệ mới nhất Boeing 787-9 và Airbus A350-900, mở rộng và hoàn thiện mạng đường bay quốc tế, nội địa; nâng cấp chất lượng dịch vụ mặt đất và trên không theo tiêu chuẩn quốc tế, đạt mức 4 sao; ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới thân thiện, đẳng cấp.

Lượng khách trên khoang Thương gia đã tăng 14% và khách hạng Phổ thông đặc biệt tăng 40% so với cùng kỳ.

Trong năm 2015, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã thực hiện trên 127.500 chuyến bay an toàn, tăng gần 3,5% so với cùng kỳ, vận chuyển được trên 17,4 triệu lượt khách, tăng 4,8% so với kế hoạch năm. Hệ số sử dụng ghế trên toàn mạng ước đạt 80,7%, tăng 2,2 điểm so với kế hoạch, đạt mức cao so với trung bình của khu vực.

Năng suất lao động năm 2015 tiếp tục được nâng cao, tăng gần 10% so với cùng kỳ. Thu nhập từ tiền lương của người lao động năm 2015 tăng trung bình 28% so với năm 2014.

Kết thúc 3 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn 2012-2015, Tổng Công ty đã thoái toàn bộ số cổ phần tại 13 danh mục, tăng 3 danh mục so với đề án. Tổng số tiền thu được từ việc thoái vốn là 819 tỷ đồng, cao hơn 2 lần giá trị đầu tư.

Năm 2016, Vietnam Airlines đặt mục tiêu trong năm 2016 sẽ vận chuyển được 19,2 triệu lượt khách, tăng 10,6% so với 2015. Tổng doanh thu hợp nhất đạt trên 77,8 ngàn tỷ, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt hơn 2,3 ngàn tỷ, nộp ngân sách 4,7 ngàn tỷ.   

Tuy nhiên, trái với những bản báo cáo “đẹp như mơ” của các lãnh đạo ngành hàng không, khách hàng và các chuyên gia kinh tế lại tỏ ra lo ngại, bức xúc với chất lượng và năng lực cạnh tranh của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.

“Sức cạnh tranh của Vietnam Airlines hiện tại là quá kém. Vì sao Tổng công ty Hàng không Việt Nam vẫn lãi vì gần như họ độc quyền về đường bay nội địa. Ở thị trường này, so với các hãng máy bay giá rẻ đang hoạt động hiện nay thì Vietnam Airlines vẫn là số 1”.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng thừa nhận, bữa cơm của Vietnam Airlines dành cho khách hàng trong các chuyến bay quả là tẻ nhạt và chán ngắt. “Bữa ăn không có gì đáng nói. Nếu có thời gian, tôi vẫn muốn đi tàu hơn”, ông nói.

 

Đề nghị giảm giá vé vẫn bị phớt lờ

Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhấn mạnh: “Con số báo lãi của Vietnam Airlines từng khiến nhiều chuyên gia kinh tế nghi ngờ. Tuy nhiên, theo những báo cáo của lãnh đạo ngành Hàng không Việt Nam trong tháng 1/2016, thì việc họ khẳng định có lãi chắc chắn đã được thông qua các ngành kiểm toán, thanh tra có thẩm quyền làm việc. Bởi vây, không có gì đáng nghi ngờ về những con số này. Vấn đề là ở năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines hiện nay. Chỉ số này rất thấp”.


Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Lê Đăng Doanh  


Ông nói thêm: “Vừa rồi, tôi đi họp ở Liên Hợp Quốc. Lịch trình là đi qua Seoul (Hàn Quốc) rồi đến New York (Mỹ). Tôi có yêu cầu mua vé của Vietnam Airlines nhưng phía Liên Hợp Quốc không đồng ý vì họ cho rằng vé của Vietnam Airlines cao hơn nhiều so với giá vé của hãng Korean Airlines, trong khi chất lượng phục vụ không bằng. Giá vé đắt, tôi muốn đi thì phải bù tiền. Cuối cùng, tôi quyết định đi máy bay của hãng Hàng không Hàn Quốc và thấy rằng dịch vụ lẫn giá vé của họ dễ chịu hơn Vietnam Airlines rất nhiều”.

Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines phải được xem xét lại một cách nghiêm túc nếu không tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn, nhất là sắp tới sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các hãng hàng không quốc tế cũng như trong khu vực.

“Hiện nay Vietnam Airlines đang được cổ phần hóa nhưng cổ phần hóa với tỉ lệ thấp. Theo tiêu chuẩn của TPP, những doanh nghiệp nào cổ phần mà trên 50% vẫn là của nhà nước thì vẫn xem là công ty của nhà nước. Như vậy Vietnam Airlines vẫn là công ty nhà nước chứ không phải là ngoài nhà nước. Nếu TPP có hiệu lực vì Vietnam Airlines vẫn phải tuân thủ theo các quy đinh, thỏa thuận về kiểm soát doanh nghiệp nhà nước như không được ưu đãi về vay vốn, ưu đãi về tín dụng với lãi suất thấp. Vì vậy, yêu cầu về cạnh tranh đối với Vietnam Airlines sẽ trở nên gay gắt hơn trong thời gian tới đây”, ông nói.

Với cái nhìn của một chuyên chuyên gia kinh tế giàu kinh nghiệm, TS Lê Đăng Doanh dự đoán trong 5-10 năm tới, nếu Vietnam Airlines không có một chiến lược cạnh tranh, sự cải cách mạnh mẽ toàn diện thì sẽ rất nguy hiểm. “Để thực sự phát triển và đứng vững trong một môi trường giàu tính cạnh tranh, Vietnam Airlines phải thực sự trở thành một công ty cổ phần, từ nhân sự đến quản trị và tất cả các lĩnh vực khác. Phải nhìn thấy trước sự cạnh tranh thì mới phát triển bền vững được”, chuyên gia kinh tế nhận định.

“Thị trường nội địa đang ghi nhận sự cạnh tranh của các hãng máy bay nội địa như Vietjet Air và một vài hãng giá rẻ khác. Như vậy Vietnam Airlines đang mất thị phần ngay chính trong thị trường nội địa. Điều này nếu không khắc phục bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh thì Vietnam Airlines sẽ rơi vào tình huống khó khăn, phức tạp. Báo cáo năm 2015 cho thấy, Vietnam Airlines đang lãi suất khủng nhưng vấn đề về năng lực cạnh tranh lại đang rất cấp bách hơn bao giờ hết”, TS Lê Đăng Doanh cho biết.

Trước đó, cũng trong Hội nghị tổng kết năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, ông Đinh La Thăng cũng nhấn mạnh đề nghị Vietnam Airlines giảm giá vé để dân được nhờ.

Đề nghị này được ông Đinh La Thăng đưa ra sau khi nghe báo cáo của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tại hội nghị tổng kết của Bộ GTVT, ngày 4/1/2016, về việc cơ quan này đạt được những lãi suất khủng.

Tuy nhiên, cho đến nay những đề nghị hợp lý này vẫn chưa được Vietnam Airlines thực hiện.

 

(giadinhvietnam.com)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm